Tăng cường bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

Ngày đăng: 13/10/2014 - Lượt xem: 3024

Cuối năm cũng là thời điểm nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm của người dân tăng cao. Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, sức khỏe cộng đồng, chủ động phòng tránh các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra, các bộ, ngành, địa phương đã lên kế hoạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).

Để tăng cường quản lý VSATTP, mới đây, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về Vệ sinh an toàn thực phẩm đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng kế hoạch, tổ chức thông tin truyền thông, giáo dục cho người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng phụ gia thực phẩm trên địa bàn quản lý. Ngay trong năm 2014, tổ chức tháng cao điểm tuyên truyền về những nguy cơ đối với sức khỏe của việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm và đặc biệt là các chất bảo quản, chất điều hòa tăng trưởng dùng trong rau, củ, quả, trong trồng trọt, chăn nuôi không nằm trong danh mục qui định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Nghiêm cấm việc sử dụng các phụ gia, hóa chất không nằm trong danh mục được phép sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, quá thời hạn sử dụng không có nhãn mác hoặc ghi nhãn không đúng quy định.
 
Các tỉnh cũng cần thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành ở cấp tỉnh/thành phố và cấp quận/huyện để tiến hành thanh tra các cơ sở nhập khẩu, sản xuất, chế biến, sang bao, đóng gói phụ gia thực phẩm, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến, đặc biệt tập trung vào các cơ sở kinh doanh hóa chất bảo quản thực phẩm, bảo quản rau, củ, quả, chất điều hòa tăng trưởng; chú trọng các cơ sở nhỏ lẻ sang bao đóng gói các loại phụ gia và hóa chất nêu trên...

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Y tế đã chủ trì phối hợp các Sở, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với nông sản, thực phẩm không đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật.

UBND các quận, huyện cũng đã triển khai công tác truyền thông đến người dân, các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn biết và thực hiện theo pháp luật; chỉ đạo và giao Ban quản lý Chợ kiểm tra, giám sát không để hộ kinh doanh bán thực phẩm không đảm bảo an toàn trong chợ...

Để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, đảm bảo việc tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến và sử dụng phụ gia thực phẩm, tỉnh Tây Ninh cũng đã yêu cầu các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền về thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm rộng rãi đến cán bộ, công chức và nhân dân nhằm đảm bảo công tác VSATTP được thực hiện theo đúng quy định, hạn chế thấp nhất trường hợp ngộ độc thực phẩm.

Tỉnh cũng xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông, lâm sản, thủy sản an toàn; giám sát, đánh giá hóa chất tồn dư độc hại trong nông, lâm sản, thủy sản thực phẩm trước khi thu hoạch, sơ chế, bảo quản ở các vùng sản xuất, kinh doanh và trên thị trường tiêu thụ; kiểm soát chặt chẽ các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.

Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y theo quy định; kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh hàng hóa, đặc biệt là việc nhập lậu hàng thực phẩm qua biên giới vào nội địa...

Vừa qua, tỉnh Bình Dương cũng đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch tuyên truyền cải thiện an toàn thực phẩm thức ăn đường phố năm 2014. Theo đó, trên địa bàn tất cả các xã/phường/thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã đồng loạt tổ chức Lễ ra quân chiến dịch tuyên truyền cải thiện an toàn thực phẩm thức ăn đường phố.

Nguồn: Baodientu.chinhphu.vn

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top