Điều 6 của Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, thì mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm như sau:
1.Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng vượt quá giới hạn cho phép. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng. 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng. 4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng. 5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. 6. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa chất độc hại. 7. Phạt tiền bằng 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 6 điều này nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt quy định tại Khoản 6 điều này thấp hơn 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm. 8. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 2 tháng đến 3 tháng đối với hành vi quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 điều này;
b) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 3 tháng đến 6 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 6 điều này. 9. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 điều này.
Về vấn đề này, ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) trả lời như sau:
Để được phân phối thực phẩm chức năng nhập khẩu, cơ sở cần có các điều kiện sau:
- Cơ sở có giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm.
- Cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế.
- Sản phẩm thực phẩm chức năng phải được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
- Các lô hàng thực phẩm chức năng nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm tra tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cấp Thông báo lô hàng đạt chất lượng nhập khẩu (theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm).
Đối với việc dán poster quảng cáo tại cơ sở: Cơ sở phải xin phép thẩm định nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng của cơ quan Y tế và chỉ được phép quảng cáo đúng với nội dung đã được thẩm định (theo Thông tư số 08/2013/TT-BYT ngày 13/3/2013 của Bộ Y tế và các văn bản pháp luật liên quan đến quảng cáo như: Luật quảng cáo ngày 21/6/2012; Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo; Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo).
Thủ tục hành chính xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm được đăng tải trên trang web của Cục An toàn thực phẩm.
Bà Phượng Vĩ (TP. Hà Nội) kinh doanh sản phẩm sữa và hải sản tươi sống (đã qua chế biến). Ngày 18/7/2013 bà Vĩ bị cơ quan chức năng xử phạt và yêu cầu ngừng hoạt động vì thiếu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Bà Vĩ hỏi, mặt hàng bà đang kinh doanh có cần giấy chứng nhận an toàn thực phẩm không và nếu cần thì bà sẽ liên hệ cơ quan nào để được cấp giấy phép này?
Về vấn đề này, ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế trả lời như sau: .
Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm, kinh doanh sữa nói chung và hải sản tươi sống đã qua chế biến là loại hình kinh doanh có điều kiện. Nghĩa là phải đủ điều kiện theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được phép hoạt động kinh doanh (Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở, quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm mà bà Vĩ kinh doanh).
Tuy nhiên vì bà Vĩ chỉ nói chung các sản phẩm là sữa nên có các trường hợp sau để bà tiện liên hệ và áp dụng. Luật An toàn thực phẩm quy định như sau:
- Nếu chỉ là sản phẩm sữa chế biến bao gói sẵn không yêu cầu bảo quản đặc biệt (lạnh, đông, …) thì không thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận mà phải tuân thủ theo các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm (theo Khoản 1.d Điều 13 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP).
- Là sản phẩm sữa chế biến yêu cầu bảo quản đặc biệt thì Bộ Công Thương quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Là sản phẩm sữa bổ sung vi chất sinh dưỡng, sữa công thức thì Bộ Y tế quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Đối với hải sản tươi sống đã qua chế biến, sữa nguyên liệu thì do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Căn cứ vào phân loại loại sản phẩm kinh doanh nói trên, bà có thể liên hệ với các cơ quan chức năng (Ngành Công Thương, Y tế, Nông nghiệp) có thẩm quyền quản lý trên địa bàn để được hướng dẫn và làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Sản xuất, kinh doanh thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép là hành vi bị cấm theo quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều 5 Luật An toàn thực phẩm.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm hành vì nói trên sẽ bị xử phạt hành chính với mức tiền phạt từ 20.000.000 đ đến 40.000.000 đồng. Trường hợp áp dụng mức phạt tối đa là 40.000.000 đồng mà vẫn còn thấp hơn 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức tiền phạt sẽ được áp dụng bằng 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm, tối đa là 100.000.000 đồng kèm theo buộc tiêu huỷ tang vật vi phạm.
Trong trường hợp tái phạm, ngoài hình thức phạt tiền như đã nêu, cơ sở vi phạm còn bị xử phạt bổ sung bằng hình thức: Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 9 tháng đến 12 tháng.
Nếu thực phẩm có chứa chất độc hại đó gây hậu quả nghiêm trọng (tổn hại sức khỏe hoặc tử vong) thì cá nhân vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các hành vi bị cấm trong sử dụng phụ gia thực phẩm được quy định tại Mục 3 Điều 5 của Luật An toàn thực phẩm và cụ thể hóa tại Điều 3 của Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012, cụ thể như sau:
1. Sử dụng phụ gia thực phẩm không có trong danh mục chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư.
2. Sử dụng phụ gia thực phẩm quá giới hạn cho phép, không đúng đối tượng thực phẩm quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư.
3. Sử dụng phụ gia thực phẩm không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý quy định tại Điều 6 của Thông tư.
4. Sử dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng.
Thông tư 27/2012/TT-BYT chỉ thay thế các quy định liên quan đến phụ gia thực phẩm được quy định tại Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31 tháng 8 năm 2001 (Điều 10- Thông tư 27/2012/TT-BYT). Do đó, việc sử dụng chất tạo hương trong thực phẩm hiện nay vẫn thực hiện theo Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT.
Đối với phụ gia thực phẩm, sản phẩm thực phẩm có sử dụng phụ gia thực phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm trước ngày Thông tư Thông tư 27/2012/TT-BYT có hiệu lực sẽ tiếp tục được sử dụng đến hết thời hạn hiệu lực được ghi trong Giấy chứng nhận (quy định tại Điều 7 của Thông tư 27/2012/TT-BYT).
Việc sử dụng phụ gia thực phẩm cần tuân thủ đúng những nguyên tắc trong Thông tư số 27/2012/TT-BYT cụ thể:
1. Chỉ sử dụng các phụ gia thực phẩm đã được Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm thực hiện theo Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2012 hoặc phụ gia thực phẩm đã được Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm còn hiệu lực.
2. Việc sử dụng phụ gia phải: đúng đối tượng, đúng mục đích theo chức năng và đúng hàm lượng quy định đối với chất phụ gia.
Để thuận tiện trong việc tra cứu thông tin quy định đối với phụ gia thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm đã xây dựng phầm mềm tra cức tại địa chỉ: http://tracuuphugia.vfa.gov.vn. Phần mềm này có 4 chức năng tra cứu thông tin cụ thể như sau:
1. Tìm kiếm: tại chức năng này giúp quý vị tìm kiếm tên phụ gia cần tìm bằng cách nhập từ khóa-tên phụ gia thực phẩm cần tìm (tiếng Anh hoặc tiếng Việt) nhấn dấu mũi tên sẽ hiện ra 1 danh sách tên các phụ gia, sau đó chúng ta sẽ có thông tin quy định chi tiết đối với phụ gia trong thực phẩm bằng cách nhấp vào tên phụ gia cần tra.
Ví dụ: cần tìm Nhôm amoni sulphat. Ta đánh “Nhôm” vào ô tìm kiếm, nhấp (dấu mũi tên) sẽ ra 1 danh sách các phụ gia có từ “Nhôm”, từ đó chọn Nhôm amoni sulphat để tìm hiểu thông tin quy định.
2. Danh sách nhóm phụ gia: nhấp chuột vào chức năng này quý vị sẽ tìm thấy danh sách nhóm các chất phục gia phân chia theo trình tự chữ cái “A,B,C…”. Từ đây ta có thể chọn chất phụ gia cần tìm và quy định mức giới hạn tối đa đối với phụ gia này trong sản phẩm thực phẩm.
3. Danh sách phụ gia theo INS: INS (International Numbering System) là hệ thống chỉ số đánh số cho mỗi chất phụ gia do Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế quy định. Chức năng này cho quý vị danh sách tất cả các chất phụ gia theo thứ tự INS bao gồm tên (tiếng Anh và tiếng Việt) và chức năng của chất phụ gia quy định trong Thông tư 27/2012/TT-BYT. Nhấp vào phụ gia cần tra cứu chúng ta sẽ có quy định mức giới hạn tối đa cho từng sản phẩm thực phẩm.
4. Danh sách nhóm sản phẩm: với chức năng này chúng ta sẽ có thông tin theo nhóm sản phẩm bao gồm 16 nhóm, trong mỗi nhóm sản phẩm sẽ phân chia cụ thể theo từng sản phẩm thực phẩm riêng, nhấp vào sản phẩm cần tìm ta có thông tin các chất phụ gia và giới hạn tối đa quy định cho sản phẩm thực phẩm này.
Có, vì theo điểm a khoản 1 Điều 9 Luật ATTP quy định người tiêu dùng thực phẩm có quyền được cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn, sử dụng thực phẩm phù hợp; được cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo đối với thực phẩm.