Các cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống phải thực hiện đầy đủ các quy định về điều kiện mới được hoạt động.
Các điều kiện được quy định tại Điều 28, 29, 30 của Luật ATTP như sau:
1. Đối với nơi chế biến, kinh doanh cần phải đáp ứng các điều kiện:
a) Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
c) Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
d) Cống rãnh khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
đ) Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
e) Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
g). Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.
2. Đối với dụng cụ, trang thiết bị cần đáp ứng các điều kiện:
a) Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống, thực phẩm chín.
b) Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
c) Dụng cụ ăn uống phải làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
3. Đối với người người chế biến, kinh doanh cần phải: Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Tại Điều 26 Luật ATTP quy định: Nguyên liệu dùng để chế biến thực phẩm phải còn thời hạn sử dụng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bảo đảm an toàn và giữ nguyên các thuộc tính vốn có của nó; các nguyên liệu tạo thành thực phẩm không được tương tác với nhau để tạo ra các sản phẩm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.
Ngoài ra, đối với vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được sử dụng phải tuân thủ quy định tại Điều 13 và Điều 17 của Luật ATTP.
Các khái niệm trên được quy định tại Điều 2 của Luật ATTP như sau:
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.
- Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự.
Các khái niệm trên được quy định tại Điều 2 của Luật ATTP như sau:
- Sản xuất thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm.
- Sản xuất ban đầu là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác.
- Sơ chế thực phẩm là việc xử lý sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nhằm tạo ra thực phẩm tươi sống có thể ăn ngay hoặc tạo ra ngyên liệu thực phẩm hoặc bán thành phẩm cho khâu chế biến thực phẩm.
- Chế biến thực phẩm là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm.
- Kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm.
Các khái niệm trên được quy định tại Điều 2 của Luật ATTP như sau:
- An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ, tính mạng con người.
Theo Điều 2 Luật ATTP quy định:
- Thực phẩm: là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.
- Thực phẩm tươi sống: là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, trứng, cá, thuỷ hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến.
- Thực phẩm bao gói sẵn: là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay.
- Thực phẩm chức năng: là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.
- Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng: là thực phẩm được bổ sung vitamin, chất khoáng, chất vi lượng nhằm phòng ngừa, khắc phục sự thiếu hụt các chất đó đối với sức khỏe cộng đồng hay nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng.
Có, vì theo khoản 2 Điều 25 Luật ATTP quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm là: “Quy trình sơ chế, chế biến phải bảo đảm thực phẩm không bị ô nhiễm chéo, tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm hoặc độc hại”.
Có quy định.
Loại hình bếp ăn tập thể tại các trường học và trong các cơ quan, xí nghiệp phải tuân thủ các quy định tại Điều 19, 25, 26, 28, 29 và 30 của Luật ATTP.
Luật ATTP gồm 11 Chương, 72 Điều.
Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm ATTP; điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với ATTP; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP.
Ở Việt Nam hiện nay, văn bản pháp luật có tính pháp lý cao nhất về lĩnh vực ATTP là Luật ATTP.
Luật ATTP có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.
Luật này thay thế Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm. Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26 tháng 7 năm 2003 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.