Chiều 6.8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch. Nhận định về diễn biến dịch bệnh trong nước, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long lo ngại, dịch tiêu chảy cấp có thể gia tăng tại TP.HCM do diễn biến phức tạp bởi phát hiện các yếu tố ô nhiễm trong thực phẩm, dù số mắc hiện nay giảm.
Rượu, bia có chứa cồn, tên hoá học là ethanol(C2H5OH) là một chất gây nghiện làm ức chế hoạt động của não bộ và hệ thống thần kinh trung ương.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, ước tính tiêu chảy cấp (TCC) là nguyên nhân dẫn đến 2,2 triệu người chết hằng năm, chiếm 3,7% nguyên nhân tử vong năm 2004 và xếp thứ 5 trong 10 nguyên nhân tử vong toàn cầu
Trong thời gian vừa qua, trên một số phương tiện truyền thông có đưa thông tin cảnh báo của Cơ quan An toàn thực châu Âu (EFSA) về việc phát hiện một hóa chất có tên là acrylamide gây ung thư được tìm thấy trong bim bim, cà phê, khoai tây chiên, bánh mì nướng bị cháy và một số loại thức ăn nhanh của trẻ em gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Xin cung cấp một số thông tin về hợp chất acrylamide như sau:
Côn trùng là những động vật không xương sống, phân bố rộng rãi nhất trên trái đất với hơn 1 triệu loài đã được mô tả (chiếm hơn một nửa tổng số tất cả các loài sinh vật sống mà con người đã biết) ở gần như tất cả các môi trường sống
Biển Việt Nam có 66 loài cá nóc thuộc 12 giống và 4 họ, phân bố dọc bờ biển từ Bắc vào Nam, tập trung nhiều ở ven biển miền Trung. Cá nóc sống ở tầng đáy và sát đáy, nơi có nhiều cát, bùn cát, vụn san hô, đôi khi có cả ở cửa sông, nước lợ. Mùa xuất hiện cá nóc ở Việt Nam gần như quanh năm nhưng nhiều nhất từ tháng 5-6 và tháng 9-10.
Các bệnh truyền qua thực phẩm do vi rút được ghi nhận ngày một gia tăng. Sự ô nhiễm vi rút vào thực phẩm không chỉ từ môi trường sản xuất mà còn ở tất cả các khâu sơ chế, chế biến thực phẩm. Vi rút thâm nhập tới người thông qua nhiều con đường, chủ yếu nhất là đường tiêu hóa, vi rút được thải theo phân người bệnh/người nhiễm ra ngoài, cũng có khi là từ chất nôn. Các nhómvi rút gây bệnh truyền qua thực phẩm phổ biến như: Vi rút gây viêm dạ dày ruột, vi rút viên gan A, vi rút Rota, Vi rút viên gan
Tháng 6, 7 hàng năm là thời điểm mùa thi tập trung của học sinh, sinh viên ở các cấp trên toàn quốc. Nhu cầu sử dụng dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố gia tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn, những trung tâm giáo dục đào tạo vùng, miền, khu vực.
Ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm do vi khuẩn là khái niệm để chỉ 1 nhóm bệnh gây ra do các loài vi khuẩn ( Bacteria) hoặc độc tố của chúng, xâm nhập, lây truyền và gây ra bệnh lý chủ yếu tại đường tiêu hóa. Nhóm bệnh này có những tên gọi khác như “Nhiễm khuẩn- nhiễm độc thức ăn” hay “Nhiễm trùng- nhiễm độc do ăn uống”.
Tại buổi Giao lưu trực tuyến về phòng chống các bệnh dịch dễ lây nhiễm trong mùa hè với Báo điện tử của Báo Gia đình và Xã hội - Bộ Y tế, TS. Trần Quang Trung – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đã chia sẻ những thông tin về cách sử dụng thực phẩm thông minh cho các bữa ăn cũng như những thông tin liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm
Thời gian gần đây, ngư dân các vùng ven biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, và một số tỉnh miền Trung đang vào mùa thu hoạch sứa biển, sứa biển được coi là nguồn lợi thủy sản có giá trị để xuất khẩu và là món ăn ưa thích trong những ngày hè nóng nực. Tuy nhiên sứa biển nếu không chế biến đúng cách sẽ gây độc cho người sử dụng.
Bệnh lỵ trực khuẩn lây qua đường tiêu hóa, do vi khuẩn Shigella gây ra. Bệnh nhân bị tiêu chảy nhiều lần, phân có nhầy, máu. Hậu quả là bệnh nhân bị mất nước và muối, dẫn đến hôn mê và tử vong. Tính chất nguy hiểm của lỵ trực khuẩn là có thể lây thành dịch. Mùa hè ruồi nhặng phát triển nhiều nên nguy cơ lây nhiễm bệnh càng cao.