Thanh Hóa: Công tác giám sát an toàn thực phẩm mùa Lễ hội xuân 2019

Ngày đăng: 04/03/2019 - Lượt xem: 2032

Cứ mỗi độ tết đến xuân về, người dân xứ Thanh cũng như du khách thập phương lại nô nức đi lễ hội để tưởng nhớ đến những nhân vật có công với dân, với nước, để cầu cho quốc thịnh dân an hoặc tham gia những lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ mẫu, thờ các vị thành hoàng.... Trong các lễ hội này, ngoài các nghi thức cúng bái, rước tế mang tính linh thiêng thì các trò chơi, trò diễn chính là yếu tố thu hút sự quan tâm của du khách gần xa.

Điều này thể hiện rất rõ nét trong các lễ hội có quy mô lớn như lễ hội Lam Kinh, Lê Hoàn, Bà Triệu, Mai An Tiêm... đến các lễ hội vừa và nhỏ như hội đền Sòng, đền Hàn Sơn, Sùng Nghiêm, Phủ Na, Độc Cước, Cô Tiên, lễ hội của làng, xã.vv.. Cùng với Tết Nguyên đán là nhiều lễ hội kéo dài với hàng triệu lượt khách tham gia. Đây cũng là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn nhất trong năm, nhất là các thực phẩm thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu.

Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP); Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 30/1/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới; Chỉ thị số 25/CT-UBND ngày 06/9/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Kế hoạch số 1350/KH-BCĐTƯVSATTTP  ngày 07/12/2018 của Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm Trung ương về việc triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa Lễ hội xuân năm 2019.

Nhằm phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm tại các địa điểm diễn ra lễ hội xuân thu hút đông du khách tham dự; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa đã có Công văn Số 46/ ATTP-TTr CC ngày 13/02/2019 về việc giám sát an toàn thực phẩm các Lễ hội xuân gửi cho các Ban quản lý khu di tích và Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, Thành phố đồng thời ban hành kế hoạch số 50/KH-ATTP ngày 19/2/2019 về việc phân công cán bộ tham gia giám sát An toàn thực phẩm (ATTP) mùa Lễ hội xuân năm 2019.

(Hình ảnh cán bộ Chi cục ATVSTP và cán bộ TTYT huyện đang hướng dẫn cho cơ sở thực phẩm tại Lễ hội)

 Thời gian giám sát ATTP được tiến hành từ ngày 20/02/2019 đến ngày 28/02/2019 với các nội dung giám sát gồm: Công tác tham mưu các cấp của Phòng Y tế, Ban Quản lý các khu di tích phục vụ lễ hội về các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa lễ hội xuân 2019; Giám sát các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống xung quanh lễ hội; Kết quả thực hiện các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm của Trung tâm Y tế các huyện/thị trước trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa Lễ hội xuân 2019.

Kết quả của công tác giám sát ATTP cho Tổ giám sát của Chi cục ATVSTP  ghi nhận: Tất cả các Trung tâm Y tế huyện, thị, Thành phố đã có Kế hoạch đảm bảo ATTP trước, trong, sau Tết nguyên đán Kỷ Hợi và Lễ hội xuân năm 2019; đồng thời đã phối hợp tích cực với tổ giám sát của Chi cục ATVSTP đến các Lễ hội trên địa bàn để tổ chức giám sát. Tại thời điểm giám sát các nơi diễn ra Lễ hội đa số các cơ sở đều chấp hành tốt các quy định về giấy tờ, hồ sơ pháp lý liên quan đến ATTP. Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở vi phạm các nội dung như khám sức khỏe định kỳ, xác nhận kiến thức cho chủ cơ sở và nhân viên định kỳ theo quy định chưa đầy đủ; cống rãnh thoát nước bị ứ đọng, công tác vệ sinh môi trường chưa thật sự tốt đang còn các chất thải như túi ni lon và một số vật dụng khác chưa được thu gom sạch sẽ. Trong quá trình giám sát Tổ giám sát cũng đã hướng dẫn và chỉ đạo cho các nhà hàng tự kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu, phụ gia thực phẩm để chế biến và sử dụng thực phẩm tại cơ sở, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất sứ đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường và nguồn nước sử dụng;  thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật  về công tác An toàn vệ sinh thực phẩm và  bổ sung những nội dung còn hạn chế và thiếu mà trong quá trình giám Tổ giám sát đã nêu ra.   

Tổ giám sát đã đề nghị các Trung tâm Y tế huyện, thị, Thành phố duy trì các hoạt động giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm đồng thời có khuyến cáo kịp thời, chính xác cho người tiêu dùng thực phẩm trong dịp Tết nguyên đán và mùa Lễ hội xuân. Đây là việc làm hết sức quan trọng, cần thiết cho việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và góp phần cho nét văn hóa dân tộc cần được gìn giữ./.

                                                           Chi cục ATVSTP Thanh Hóa

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top