Phát triển ngành Kỹ nghệ thực phẩm đủ khả năng đáp ứng nhu nội địa

Ngày đăng: 17/01/2014 - Lượt xem: 2883

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định 202/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Mục tiêu chung của quy hoạch là xây dựng ngành kỹ nghệ thực phẩm (gồm ngành sản xuất bánh kẹo, các sản phẩm ăn liền, bột ngọt) phát triển, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa, giảm nhập khẩu và tăng giá trị tăng thêm của ngành.

Theo Quy hoạch, sẽ mở rộng và nâng công suất các cơ sở sản xuất bánh kẹo, tăng thêm sản lượng khoảng 400.000 tấn/năm. Đầu tư xây dựng mới tại các khu vực: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Quảng Ninh hoặc Hải Phòng); khu vực miền Trung (Quảng Ngãi hoặc Bình Định); khu vực phía Nam (Cần Thơ/Bến Tre và Đồng Nai/Tây Ninh), mỗi khu vực 1 nhà máy sản xuất bánh kẹo công suất từ 20.000-40.000 tấn/năm.

Định hướng phát triển ngành sản xuất bánh kẹo là đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng và hình thức bao gói sản phẩm; kéo dài thời hạn sử dụng đối với các sản phẩm truyền thống như bánh cốm, bánh xu xê, các loại mứt quả... Chú trọng đến sản xuất các sản phẩm bánh kẹo cao cấp và một số sản phẩm ăn kiêng...

Cùng với ngành sản xuất bánh kẹo thì ngành sản xuất nhóm sản phẩm ăn liền cũng sẽ được tập trung mở rộng, nâng công suất kết hợp đầu tư mới để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trong đó, đầu tư mở rộng sản xuất ở các nhà máy lớn hiện có để tăng thêm sản lượng 50.000 tấn/năm; đầu tư xây dựng mới nhà máy sản xuất mỳ, phở, bún, cháo ăn liền tại vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đối với nhóm sản phẩm này, định hướng sẽ đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với khẩu vị, tập quán của từng loại thị trường và khách hàng.

Với ngành sản xuất bột ngọt, sẽ xây mới 1 nhà máy tại Phú Thọ, 1 nhà máy tại Quảng Ngãi và 1 nhà máy tại Đồng Nai với tổng công suất xây dựng mới khoảng 100.000 tấn. Đồng thời, gắn chặt sản xuất với vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường; không đầu tư các dây chuyền, công nghệ lạc hậu.

Nhằm thực hiện quy hoạch trên, Bộ Công Thương đã đề ra một số giải pháp như: Tăng cường đầu tư cho công tác điều tra, nghiên cứu, dự báo thị trường và xúc tiến thương mại để có các dữ liệu đầy đủ, chính xác và kịp thời về thị trường, từ đó hỗ trợ cho doanh nghiệp trong ngành nắm bắt được đầy đủ thông tin về thị trường phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Ngoài ra, khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu bằng vay vốn với lãi suất ưu đãi; thực hiện quy hoạch đồng bộ các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung gắn với cơ sở chế biến và tăng cường liên kết giữa trồng trọt và chế biến…


Nguồn: chinhphu.vn

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top