Vinamilk lọt top công ty giá trị nhất Đông Nam Á

Ngày đăng: 21/11/2014 - Lượt xem: 2026

Tạp chí Nikkei Asian Review vừa chọn Vinamilk, Vietcombank, FPT, PVGas và Vingroup vào danh sách 122 công ty theo dõi tại khu vực ASEAN.

Top công ty giá trị nhất Đông Nam Á (ASEAN 100) bao gồm: 25 công ty Singapore, 22 công ty Malaysia, 25 công ty Indonesia, 22 công ty Phillipines, 25 công ty Thái Lan và 5 công ty của Việt Nam trong đó có Vinamilk.
 
 
10 tháng đầu năm 2014, Vinamilk đạt doanh thu 26.924 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 3.220 tỷ đồng, tăng 8,78% so với cùng kỳ 10 tháng 2013.
 
Theo Nikkei Asian Review, Vinamilk là công ty sản xuất sữa lớn nhất Việt Nam và sản xuất nhiều sản phẩm sữa đa dạng, chiếm khoảng 50% thị trường sữa Việt Nam. Vinamilk được thành lập năm 1976 và đã bắt đầu giao dịch trên sàn chứng khoán TP.Hồ Chí Minh vào năm 2006, trong đó có khoảng 45% thuộc sở hữu của Nhà nước. Tiềm năng của Vinamilk được công nhận ở nước ngoài là rất tốt nên các nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu 49% của công ty. Vốn hóa thị trường của Vinamilk là lớn thứ hai tại Việt Nam vào khoảng 5,5 tỉ USD.
 
Theo một nghiên cứu của cơ quan nghiên cứu thị trường, tiêu thụ sữa đã tăng hơn 20 lần ở Việt Nam trong 20 năm qua, và Vinamilk đóng góp rất nhiều cho kết quả này. CEO của Vinamilk là bà Mai Kiều Liên, bà được sinh ra ở Pháp vào năm 1953, học nghiên cứu chế biến sữa ở Liên Xô cũ và sau đó trở về Việt Nam. Bà đã được Forbes bình chọn là một trong 50 nữ doanh nhân quyền lực của châu Á. Vinamilk đã bắt đầu thực hiện việc chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam từ năm 2006, nơi trước đây có rất ít nông dân chăn nuôi bò sữa. Vinamilk hiện đang có năm trang trại bò sữa và đang còn phát triển tiếp trong tương lai”.
 
Năm 2013-2014, Vinamilk mở thêm 2 siêu nhà máy mới sản xuất sữa bột và sữa nước ở Bình Dương với tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng. Vinamilk cũng đầu tư 19.3% cổ phần tại nhà máy Miraka (New Zealand). Sản phẩm của Vinamilk hiện cũng có mặt ở hơn 31 nước trên toàn Thế giới như Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Canada, Mỹ, Úc…. Các mặt hàng xuất khẩu gồm sữa bột trẻ em, bột dinh dưỡng, sữa đặc, sữa nước, nước giải khát, sữa đậu nành, sữa chua. Chiến lược xuất khẩu của Vinamilk trong 3 năm tới tập trung vào thị trường Trung Đông, Châu Phi, Cuba, Mỹ. Để tiếp tục phát triển tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm, trong năm 2014, Vinamilk đã chính thức động thổ nhà máy tại Campuchia. Dự án có tổng vốn đầu tư 23 triệu USD, trong đó Vinamilk có tỉ lệ nắm giữ sở hữu 51%. Năm 2015, khi dự án đi vào hoạt động doanh thu năm đầu tiên ước tính đạt khoảng 35 triệu USD và tăng dần qua các năm sau. Vinamilk cũng đã đầu tư vào Ba Lan, với quy mô khoảng 3 triệu USD. Dự án này sẽ đóng vai trò cung cấp nông sản và gia súc để hỗ trợ sản xuất các sản phẩm sữa, đồ uống, là những ngành hàng cốt lõi của Vinamilk. Đồng thời, dự án còn là cửa ngõ cho Vinamilk tiếp cận và mở rộng ở thị trường châu Âu.
 
Hiện nay, Vinamilk đang tập trung đầu tư chiều sâu hơn 1.600 tỷ đồng vào hệ thống các trang trại chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp và sử dụng công nghệ cao của Thụy Điển và Mỹ… trong chăn nuôi nhằm mục tiêu nội địa hóa khoảng 40% nguyên liệu đầu vào cho sản xuất vào năm 2016.
 
Ngoài đầu tư dự án mới, Vinamilk cũng rất thành công trong việc đầu tư và vận hành một loạt các dự án đã được đầu tư trước đó. Tại Mỹ, Vinamilk đã mua 70% cổ phần của nhà máy sữa Driftwood, dự án Driftwood đã chính thức khai thác một cách hiệu quả, đem lại doanh thu hơn 2.600 tỷ đồng cho Vinamilk trong năm 2014. Driftwood là một trong những nhà sản xuất sữa lớn nhất tại California (Mỹ) và là nhà cung cấp sữa cho hệ thống trường học theo chương trình sữa học đường của Los Angeles thuộc bang California.
 
Vinamilk đang đặt ra mục tiêu sẽ đạt doanh số khoảng 3 tỷ USD và đứng vào Top 50 công ty sữa lớn nhất Thế giới vào năm 2017. Mới đây Vinamilk vừa được tạp chí Forbes bình chọn vào Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam.
 
Nikkei Asian Review cũng cung cấp chi tiết về vốn hóa thị trường và lợi nhuận của các công ty trong khu vực trong ấn bản tháng 11. Tạp chí này nhận xét các công ty Đông Nam Á ngày càng phát triển. Trong danh sách này, có 44 công ty vốn hóa trên 10 tỷ USD và 24 công ty có lợi nhuận trên 1 tỷ USD./.
Nguồn. Vov.vn

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top