Hội thảo “ Chính sách chăm sóc sức khỏe cho người lao động trong dự án luật an toàn vệ sinh lao động”

Ngày đăng: 24/10/2014 - Lượt xem: 2639

Ngày 23/10/2014, tại Hà Nội, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới phối hợp tổ chức Hội thảo “ Chính sách chăm sóc sức khỏe cho người lao động trong dự án luật an toàn vệ sinh lao động”.

Tham dự hội thảo có Bà Trương Thị Mai, Ủy viên BCH TW Đảng, Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội,  GS. TS. Nguyễn Thanh Long , Thứ trưởng Bộ Y tế, Đại biểu Quốc hội,  đại diện của Tổ chức Y tế thế giới.
DSC_0938.JPG
 
Hội nghị này nhằm cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về chính sách chăm sóc sức khỏe người lao động; đánh giá tình hình thực hiện chính sách này tại Việt Nam hiện nay và đề xuất, kiến nghị xây dựng dự thảo Luật an toàn vệ sinh lao động. 

Dự án Luật an toàn, vệ sinh lao động có 7 chương với 94 điều. So với quy định về phạm vi điều chỉnh của Bộ luật lao động năm 2012, dự án Luật an toàn, vệ sinh lao động quy định rộng hơn, bao quát hơn và cụ thể hơn các hoạt động về an toàn vệ sinh lao động. 

 Đảng và Nhà nước luôn coi việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động là lợi ích thiết thực nhất đối với người lao động. Không đánh đổi việc phát triển kinh tế bằng mọi giá. Đối với ngành y tế, nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người lao động được tổ chức triển khai ngay từ năm 1964 theo Điều lệ Vệ sinh, sau đó là Luật Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe nhân dân năm 1989;

Trong thời gian qua, công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động cũng đã đạt được một số kết quả nhất định. Hệ thống tổ chức y tế lao động được thành lập từ trung ương đến địa phương và tới tận các cơ sở lao động. Môi trường lao động đã bước đầu được cải thiện. Tuy nhiên công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp còn gặp nhiều thách thức chỉ có khoảng 10-15% số cơ sở lao động chủ yếu là doanh nghiệp lớn thực hiện đầy đủ các quy định liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động tại nơi làm việc; chưa có quy định đối với nhóm lao động tự do, lao động trong khu vực phi kết cấu, nông nghiệp, ngư nghiệp, làng nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ; Số lượng người lao động được khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp còn thấp. Chính vì vậy, việc xây dựng Luật An toàn, vệ sinh lao động trong giai đoạn hiện nay cũng là mong mỏi của ngành y tế và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong nỗ lực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người lao động – nguồn nhân lực của đất nước.

Đối tượng điều chỉnh của dự án Luật là người lao động đang có việc làm, bao gồm cả người lao động có quan hệ lao động được quy định tại Bộ luật lao động (thể hiện qua hợp đồng lao động), cán bộ, công chức, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động không có hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn vệ sinh lao động. 

Dự án luật gồm hai nội dung chính là phòng chống tai nạn lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp. Theo đánh giá, các quy định trong dự án luật để đảm bảo an toàn lao động và phòng chống tai nạn lao động tương đối đầy đủ, chi tiết. Tuy nhiên, Bộ Y tế đánh giá các quy định về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp còn chưa tương xứng, dẫn đến khó khăn cho việc ban hành các văn bản dưới luật do không có căn cứ cụ thể như các quy định về dịch vụ vệ sinh lao động, khám bệnh nghề nghiệp, giám định, điều trị, phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp… 

Dự luật chưa nêu rõ trách nhiệm của ngành y tế trong vấn đề quản lý về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp; chưa có quy định cụ thể về việc quản lý các hóa chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động.

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về các chính sách trong dự án Luật an toàn, vệ sinh lao động, đặc biệt là các vấn đề về thanh tra an toàn, vệ sinh lao động, quản lý nhà nước về vệ sinh lao động; thực trạng công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam. Các ý kiến từ hội thảo góp phần hoàn thiện dự án Luật an toàn, vệ sinh lao động.

DSC_0948.JPG
Toàn cảnh hội thảo
 

Phát biểu tại buổi hội thảo GS. TS Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế thay mặt Bộ Y tế, cảm ơn Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội , Tổ chức Y tế thế giới đã hỗ trợ Bộ Y tế trong nhiều năm qua đối với công tác bảo vệ sức khỏe người lao động. 

Nguồn: Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top