Hiện nay trong điều kiện dân trí cao, hội nhập quốc tế rất cần quản lý an toàn thực phẩm dựa trên cơ sở khách quan, khoa học, công khai, minh bạch do đó hiện nay rất cần đầu tư đồng bộ về con người, trang thiết bị, kinh phí phù hợp để thực hiện quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả, bền vững.
Luật an toàn thực phẩm đã điều chỉnh hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố. Đây là lĩnh vực chứa đựng nhiều nguy cơ cần quản lý chặt chẽ nhưng phải theo từng bước, từng giai đoạn. Nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm nói chung, hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố nói riêng đã được quy định trong Luật an toàn thực phẩm (Điều 3, Luật An toàn thực phẩm):
(1) Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
(2) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.
(3) Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.
(4) Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.
(5) Quản lý an toàn thực phẩm phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành.
(6) Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.
Trích: Luật An toàn thực phẩm
Bình luận