Cục An toàn thực phẩm nhận được báo cáo về vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Lán nương thảo quả gia đình ông Sùng A Pao (địa chỉ: bản Chu Va 8, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu), trong đó có 03 người mắc và phải nhập viện để điều trị, đến thời điểm ngày 17/4/2025 đã có 01 người tử vong. Trước tình hình trên, Cục An toàn thực phẩm đã ban hành công văn số 775/ATTP-NĐTT ngày 18/4/2025 đề nghị Sở Y tế tỉnh Lai Châu khẩn trương triển khai các nội dung sau:
1. Phối hợp chặt chẽ với Bệnh viện có bệnh nhân đang điều trị, tập trung nguồn lực tích cực điều trị cho bệnh nhân ngộ độc thực phẩm không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục thường xuyên, liên tục kiến thức an toàn thực phẩm, các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên cho cộng đồng (sử dụng tiếng dân tộc đối với vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa), đặc biệt khuyến cáo người dân tuyệt đối không thu hái, đánh bắt, kinh doanh, sử dụng các động, thực vật lạ, có nguy cơ gây ngộ độc như nấm rừng, cây củ, quả rừng lạ, côn trùng lạ...; chú ý hướng dẫn biện pháp chế biến đảm bảo an toàn đối với các sản phẩm mang tính truyền thống hoặc tập quán của địa phương.
3. Hướng dẫn người dân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời khi xuất hiện các triệu chứng ngộ độc.
4. Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất để kịp thời khắc phục, giảm thiểu ảnh hưởng khi có ngộ độc xảy ra.
5. Tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo tại Công điện số 44/CĐ-TTg ngày03/5/2024 về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm, Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 11/10/2024 về tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm của Thủ tướng Chính phủ, công văn số 506/ATTP-NĐTT ngày 20/03/2024 của Cục An toàn thực phẩm về việc tăng cường công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm độc tố tự nhiên.
6. Báo cáo kết quả về Cục An toàn thực theo quy định
Tải công văn tại đây
1. Phối hợp chặt chẽ với Bệnh viện có bệnh nhân đang điều trị, tập trung nguồn lực tích cực điều trị cho bệnh nhân ngộ độc thực phẩm không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục thường xuyên, liên tục kiến thức an toàn thực phẩm, các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên cho cộng đồng (sử dụng tiếng dân tộc đối với vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa), đặc biệt khuyến cáo người dân tuyệt đối không thu hái, đánh bắt, kinh doanh, sử dụng các động, thực vật lạ, có nguy cơ gây ngộ độc như nấm rừng, cây củ, quả rừng lạ, côn trùng lạ...; chú ý hướng dẫn biện pháp chế biến đảm bảo an toàn đối với các sản phẩm mang tính truyền thống hoặc tập quán của địa phương.
3. Hướng dẫn người dân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời khi xuất hiện các triệu chứng ngộ độc.
4. Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất để kịp thời khắc phục, giảm thiểu ảnh hưởng khi có ngộ độc xảy ra.
5. Tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo tại Công điện số 44/CĐ-TTg ngày03/5/2024 về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm, Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 11/10/2024 về tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm của Thủ tướng Chính phủ, công văn số 506/ATTP-NĐTT ngày 20/03/2024 của Cục An toàn thực phẩm về việc tăng cường công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm độc tố tự nhiên.
6. Báo cáo kết quả về Cục An toàn thực theo quy định
Tải công văn tại đây
Bình luận