KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 13/CT-TTg VỀ TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA TRONG QUÝ III NĂM 2020

Ngày đăng: 22/10/2020 - Lượt xem: 2734

              Thực hiện Chỉ thị số 13/CT –TTg về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Tỉnh Sơn La trong quý III năm 2020 đã đạt được một số kết quả, cụ thể như sau:

            (1)- Công tác chỉ đạo điều hành: UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh về an toàn thực phẩm đã ban hành các văn bản để chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc công tác an toàn thực phẩm trong điều kiện phòng, chống dịch bệnh Covid - 19, Quốc khánh 2-9 và khai giảng năm học mới; Tết trung thu; tiếp tục phòng ngừa, đấu tranh chống vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm....

            (2)- Công tác thông tin, truyền thông, giáo dục về ATTP : tiếp tục được các cấp, các ngành, Báo Sơn La, Đài PT-TH tỉnh... quan tâm, tập trung tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức tiêu biểu như: Sở Y tế đã lồng ghép nội dung  truyền thông an toàn thực phẩm với truyền thông phòng, chống dịch bệnh Covid - 19; mở 02 lớp tập huấn cho 34 người tham dự (cán bộ y tế thôn, bản huyện Sông Mã), 10 buổi hội nghị, hội thảo tại huyện Sông Mã cho 157 người; phát thanh - truyền thanh cho 2.215 lượt. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Đài PT-TH tỉnh... xây dựng 03 phóng sự, clip về xây dựng duy trì và phát triển chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn; với Báo Sơn La đăng 10 tin bài giới thiệu, quảng bá về phát triển chuỗi cung ứng nông sản an toàn trên địa bàn tỉnh,... Báo Sơn La đã đăng 07 bài, 19 tin, ảnh; Đài PT-TH tỉnh đã phát sóng 70 tin bài, 8 phóng sự, 13 bản tin về phòng chống buôn lậu, bảo vệ người tiêu dùng;....

            (3)- Công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, giám sát: Được các cấp, các ngành thực hiện tần xuất kiểm tra đối với các doanh nghiệp theo đúng tinh thần Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp. Kết quả: Sở Y tế đã kiểm tra 643 lượt cơ sở, trong đó có 08 cơ sở vi phạm, xử lý phạt tiền 5 cơ sở (số tiền xử phạt 14.500.000 đồng); Ngành Nông nghiệp kiểm tra 46 cơ sở, trong đó có 08 cơ sở vi phạm, xử lý phạt tiền 05 cơ sở (số tiền xử phạt 15.500.000 đồng); Cục quản lý thị trường đã kiểm tra 265 cơ sở, xử lý và phạt tiền 98 cơ sở vi phạm với 260.550.000 đồng (số tiền phạt hành chính 321.350.000 đồng; trị giá hàng hóa tịch thu, tiêu hủy 29.200.000 đồng); Công an tỉnh phát hiện và xử lý 18 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm, với số tiền xử phạt là 37.250.000 đồng;...

Giám sát dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật trong nguyên liệu thực phẩm

           (4)- Về cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm : Trong quý đã cấp 102 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (trong đó: Sở Y tế 95 giấy (tỉnh 11 giấy, huyện 84 giấy); Ngành Nông nghiệp 07 giấy).

            (5)- Giám sát, cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm và thiết lập đường dây nóng về an toàn thực phẩm: Các ngành y tế, nông nghiệp, công thương tiếp tục duy trì đường dây nóng, tiếp nhận các thông tin phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân về các hoạt động trong công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của ngành.

            (6)- Công tác thực hiện chính sách hỗ trợ xây dựng, duy trì chuỗi nông sản, thủy sản an toàn và công tác quản lý ngộ độc thực phẩm: Toàn tỉnh hiện có 147 doanh nghiệp, hợp tác xã được cấp giấy xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm chuỗi nông sản, thủy sản an toàn (120 chuỗi sản phẩm trồng trọt, 27 chuỗi sản phẩm chăn nuôi và thủy sản an toàn). Tính từ ngày 26/6 đến 23/9/2020, trên địa bàn toàn tỉnh ghi nhận 12 vụ ngộ độc thực phẩm, 99 người mắc. Các vụ ngộ độc thực phẩm hầu hết sảy ra tại bếp ăn gia đình.

            Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Các cơ sở tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn chưa chủ động trong việc duy trì và phát triển chuỗi, đặc biệt trong khâu giới thiệu, quảng bá sản phẩm và phát triển thị trường; việc phòng, chống các sự cố về ATTT, nhất là các sự cố đông người ở cộng đồng gặp nhiều khó khăn do đặc thù của địa phương thường xảy ra tại bếp ăn gia đình, địa bàn ở vùng sâu, vùng xa; mặt khác một số thói quen ẩm thực có nguy cơ cao ngộ độc thực phẩm và ý thức trách nhiệm của người tham gia chế biến tuy đã được cải thiện, song việc thay đổi hành vi còn chậm; kiến thức, thái độ, thực hành về an toàn thực phẩm một số của cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng còn thấp, chưa tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, hướng dẫn về bảo đảm an toàn thực phẩm; hoạt động buôn lậu, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại vẫn tiếp diễn với thủ đoạn ngày càng tinh vi;...

            Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, UBND tỉnh đã đề ra một số giải pháp trọng tâm triển khai trong quý IV/2020, như sau:

            Một là, tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016; Chỉ thị số 17/CT- TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn có liên quan. Tiếp tục củng cố, kiện toàn kịp thời BCĐ các cấp; duy trì 147 chuỗi và phát triển mới chuỗi cung ứng nông, thủy sản an toàn. Hỗ trợ xây dựng hệ thống truy xuất, minh bạch nguồn gốc sản phẩm bằng tem nhãn điện tử thông minh QrCode.

            Hai là, tăng cường năng lực của hệ thống quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về ATTP. Nâng cao vai trò, trách nhiệm quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của chính quyền địa phương trong quản lý ATTP. Tăng cường cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả thực thi công vụ; thực hiện tốt các thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, đảm bảo đúng quy trình thủ tục, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân.

            Ba là, nâng cao hiệu quả công tác thông tin truyền thông về ATTP, đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền; đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, sử dụng các sản phẩm tài liệu truyền thông như pa nô, áp phích, tờ rơi, phát huy tối đa hiệu quả hệ thống loa truyền thông của xã, phường, thị trấn,... Tích cực vận động nhân dân tham gia phát giác, tố giác tội phạm buôn bán hàng thực phấm giả, hàng thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ tới các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương để kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật;....

            Bốn là, tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, xử lý vi phạm pháp luật về ATTP. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Chủ động nắm bắt tình hình lực lượng, phương tiện, biện pháp tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn. Tiếp tục thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa UBND và MTTQVN các cấp trong thực hiện chương trình vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm tại địa phương.

            Năm là, nâng cao năng lực phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Tiếp tục xây dựng hoàn thiện và nâng cao năng lực hệ thống giám sát mối nguy và cảnh báo nhanh về ATTP đến các huyện, thành phố và các sở, ngành liên quan nhằm kịp thời cảnh báo về nguy cơ mất ATTP.

            Sáu là, tiếp tục duy trì và nhân rộng các mô hình sản xuất, chế biến thực phẩm áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến (GMP, GHP, HACCP, ISO, VietGAP, VietGHAP). Tiếp tục tổ chức kết nối chuỗi nông sản an toàn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất rau, quả, thịt, thủy sản với các đơn vị tiêu thụ. Tăng cường quảng bá các sản phẩm thực phẩm thông qua các gian hàng Hội chợ nông sản trong và ngoài tỉnh. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, giới thiệu, kết nối tiêu thụ thực phẩm sản xuất nông lâm thủy sản theo chuỗi và hình thành hệ thống các điểm bán nông lâm thủy sản an toàn có xác nhận. Tiếp tục hỗ trợ truyền thông, quảng bá, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu phù hợp với điều kiện, tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 tại địa phương và các tỉnh trong khu vực, cả nước.

            Bảy là, tiếp tục phát huy hiệu quả từ các mô hình đảm bảo ATTP của Hội phụ nữ, Hội CCB, Hội Nông dân,... từng bước nhân rộng các mô hình hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng quản lý ATTP tại địa phương./.

                                                                                                                                                 Đào Đức Hiệu & Nguyễn Mạnh Hà

 Văn phòng Ban chỉ đạo về An toàn thực phẩm tỉnh Sơn La

 

 

Bình luận

Tin cùng mục

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top