Kết quả cụ thể như sau:
1. Kết quả kiểm nghiệm 10/10 mẫu về hàm lượng nhôm toàn phần (để đánh giá sự có mặt của phèn nhôm) và hàm lượng silic (để đánh giá sự có mặt của bột talc) đều chưa phát hiện được chất phèn nhôm và bột talc gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
2. Kiểm nghiệm các chỉ tiêu khác như chì, độc tố vi nấm Aflatoxin…đều khong phát hiện thấy có trong tất cả các mẫu trên.
Để bảo đảm an toàn thực phẩm đối với kinh doanh, sử dụng hạt hướng dương, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo:
(i) Không sử dụng các loại hóa chất tẩm ướp, bảo quản không có trong danh mục cho phép để chế biến, bảo quản;
(ii) Tuyệt đối không kinh doanh, sử dụng hạt hướng dương bị mốc, mọt, không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
(iii) Khi mua hạt hướng dương, nên chọn các loại hạt được bao gói bảo đảm vệ sinh, có mầu sắc tự nhiên (không quá bóng, màu sắc sặc sỡ), có mùi thơm tự nhiên, không bị ẩm mốc hay có vị khác lạ…
Cục An toàn thực phẩm đang chỉ đạo các địa phương tiếp tục giám sát, lấy mẫu các sản phẩm hạt hướng dương tại khu vực biên giới để đánh giá tồn dư hóa chất độc hại và cảnh báo kịp thời cho người tiêu dùng.
Cục An toàn thực phẩm
Bình luận