Ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh Kon Tum tổ chức họp đánh giá kết quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2019, triển khai chương trình công tác trọng tâm năm 2020

Ngày đăng: 27/02/2020 - Lượt xem: 1207

Chiều ngày 26/02/2020, tại Hội trường Sở Y tế tỉnh Kon Tum, Ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh Kon Tum (gọi tắt là Ban chỉ đạo) tổ chức họp Phiên thứ bảy nhằm đánh giá kết quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2019, triển khai chương trình công tác trọng tâm năm 2020.

Đến dự và chỉ đạo cuộc họp có đồng chí Trần Thị Nga, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban thứ nhất Ban chỉ đạo; dự cuộc họp có đồng chí Đào Duy Khánh, Giám đốc Sở Y tế, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo và các đồng chí đại diện lãnh đạo các Sở, ngành, UBND huyện, thành phố là thành viên Ban chỉ đạo.

Đồng chí Trần Thị Nga, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban thứ nhất Ban chỉ đạo phát biểu tại HN

Tại cuộc họp, lãnh đạo Sở Y tế thông qua dự thảo báo cáo kết quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2019, triển khai Chương trình công tác trọng tâm năm 2020. Tiếp theo, các thành viên BCĐ tham gia ý kiến, thảo luận về các mô hình hay, cách làm tốt cũng như các tồn tại và đề xuất các giải pháp cần khắc phục về lĩnh vực an toàn thực phẩm và công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại địa phương.

Trong năm 2019, công tác bảo đảm ATTP đã được các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và chính quyền địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả như: công tác bảo đảm ATTP trong dịp Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân năm 2019, Tháng hành động vì ATTP năm 2019, Tết Trung thu năm 2019. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về ATTP thực hiện kịp thời, đúng theo quy định của pháp luật, công bố công khai các cơ sở vi phạm về ATTP. Công tác tuyên truyền giúp nhận thức và việc chấp hành về vấn đề an toàn thực phẩm của người dân và các cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm đã có chuyển biến theo chiều hướng tốt hơn, nhất là công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm. Công tác kết nối, mở rộng thị trường đã được các ngành, các cấp quan tâm và chú trọng nhằm xây dựng thương hiệu quảng bá các sản phẩm đặc trưng của địa phương đã tạo cơ hội cho người tiêu dùng tiếp cận với nhiều sản phẩm, hàng hóa có chất lượng tốt, với giá cả hợp lý, thúc đẩy việc lưu thông hàng hóa trên thị trường. Giám sát chủ động nguy cơ ô nhiễm thực phẩm được các cơ quan chức năng tăng cường triển khai thực hiện nhằm cảnh báo kịp thời cho người tiêu dùng biết thực phẩm không an toàn để phòng tránh. Nổi bật nhất trong năm 2019 không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào.

Bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn những tồn tại, khó khăn, như: Việc quy hoạch và xây dựng các cơ sở giết mổ động vật tập trung tại tỉnh còn chậm. Các cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ nhiều, rải rác, phân bố trong khu dân cư; các cơ sở kinh doanh động vật, sản phẩm động vật chưa được quy hoạch, bố trí phù hợp và theo đúng quy định gây khó khăn trong công tác quản lý. Tại tỉnh chưa có phòng kiểm nghiệm, kiểm định mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản nói riêng và năng lực kiểm nghiệm về ATTP của tỉnh Kon Tum nói chung vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế tại địa phương. Một số cơ sở giáo dục có tổ chức bếp ăn tập thể thuộc quyền quản lý UBND các huyện, thành phố đầu tư chưa được đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị.

Phát biểu kết luận tại cuộc họp, đồng chí Trần Thị Nga, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban thứ nhất Ban chỉ đạo đánh giá cao công tác bảo đảm ATTP trong năm 2019. Để khắc phục những khó khăn vướng mắc, triển khai có hiệu quả trong công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn tỉnh trong năm 2020, đồng chí Trần Thị Nga yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương là thành viên Ban chỉ đạo theo chức năng, nhiệm vụ được phân công: Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về ATTP. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong bảo đảm ATTP trên địa bàn. Cân đối nguồn kinh phí đã được UBND tỉnh cấp hàng năm, phân bổ kinh phí đầu tư cho công tác quản lý ATTP. Thực hiện nghiêm túc Công văn số 523/UBND-KGVX ngày 25/02/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tiếp tục thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm theo Thông báo số 41/TB-VPCP ngày 05/02/2020 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về ATTP. Quan tâm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình công tác trọng tâm bảo đảm ATTP trong năm 2020. Đẩy mạnh công tác thông tin, truyên truyền về ATTP. Các cơ quan báo chí, truyền thông cần tiếp tục dành thời lượng thỏa đáng cho công tác này, lưu ý quảng bá các mô hình bảo đảm ATTP. Tiếp tục truyền thông đầy đủ về quy trình quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản nông sản thực phẩm, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi. Tuyên truyền, vận động nhân dân phối hợp với lực lượng chức năng đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng; thông báo kịp thời cho các cơ quan chức năng khi phát hiện cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có hành vi vi phạm về ATTP. Thông qua việc thực hiện 5 nội dung Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” phối hợp vận động các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, kinh doanh đăng ký, cam kết không sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không an toàn. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định. Đối với các cơ sở vi phạm nhiều lần, vi phạm nghiêm trọng cần có biện pháp xử lý thích đáng, bao gồm cả việc đình chỉ hoạt động. Tham mưu quy hoạch, xây dựng và phát triển bền vững các vùng nguyên liệu, các cơ sở giết mổ tập trung, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản thực phẩm an toàn. Triển khai áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, phù hợp đối với các hộ sản xuất nông, lâm, thủy sản thực phẩm. Tuyên truyền, phổ biến người tiêu dùng hiểu biết và ủng hộ sản phẩm an toàn có xác nhận. Xây dựng các Mô hình chuỗi cung ứng nông thủy sản an toàn, các Mô hình sản xuất nông, thủy sản áp dụng Chương trình quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn VietGAP, VietGAHP. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo 389 Quốc gia và các Bộ, ngành Trung ương về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng nhái, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, nhập lậu; kiểm soát chặt chẽ kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử đối với thực phẩm. Ngoài ra, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, đồng chí Trần Thị Nga yêu cầu các thành viên BCĐ tiếp tục chỉ đạo quán triệt sâu sắc tinh thần “chống dịch như chống giặc”, đề cao cảnh giác, không được lơ là, chủ quan, thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch theo các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh.

Toàn cảnh Họp Phiên thứ bảy

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Kon Tum

 

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top