ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG TRƯỜNG HỢP LIÊN QUAN ĐẾN THẢM HỌA

Ngày đăng: 30/06/2022 - Lượt xem: 2404

Thảm hoạ theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới là: "Biến cố xảy ra tác động nặng nề đến các chức năng của xã hội gây ra những thiệt hại lớn về nhân lực, vật lực và môi trường, vượt quá khả năng chịu đựng, ứng phó bằng các nguồn lực sẵn có và các thiết chế hành chính của một cộng đồng và cần phải cần sự hỗ trợ từ bên ngoài".

Thảm hoạ có thể gây ra do bởi các điều kiện thiên tai như bão, lũ, lụt, động đất, sạt lở đất đai, hạn hán… hay cũng có thể gây ra bởi do chính con người như chiến tranh, bạo động, khủng bố, cháy nổ, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, ngộ độc, dịch bệnh..v.v. Nước ta với đặc điểm nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và thuộc vành đai của một trong những trung tâm bão mạnh nhất thế giới. Trung bình hàng năm ở nước ta có 3 trận bão và 2 cơn áp thấp nhiệt đới, các hiện tượng lốc, sạt lở đất đá cũng gặp khá thường xuyên. Kèm theo mưa bão chúng ta cũng thường xuyên gặp lũ lụt, do nước ta nằm ở hạ lưu của hai con sông lớn trên thế giới (sông Hồng, sông Mekong), có lưu vực rộng và tiếp giữ một lượng nước rất lớn vào mùa mưa, vì vậy năm nào ở nước ta cũng phải chịu đựng sức tàn phá do nước lũ, lụt gây ra. Khi thiên tai bão lụt xảy ra sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến điều kiện môi sinh, môi trường, dịch bệnh có nguy cơ bùng phát, nhất là các bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá (ăn uống), những xáo trộn trong an sinh xã hội khi xảy ra thiên tai tác động đến tâm lý cộng đồng dân cư vùng có thiên tai cũng gây ra  những hậu quả xấu cho sức khoẻ cộng đồng. Ngoài ra một trong những tác động xấu của thảm hoạ đến sức khoẻ là gây khó khăn cho công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong thiên tai thảm hoạ, nguy cơ hư hỏng lương thực thực phẩm gia tăng; các dịch vụ y tế và các hoạt động khác không có điều kiện diễn ra như bình thường, Không những trong điều kiện thiên tai, thảm hoạ có những tác động xấu đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng mà ngay những hành vi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng gây thảm hoạ do chính con người tạo ra, như trong những trường hợp ngộ độc thực phẩm hàng loạt và nghiêm trọng. Do đó trong bất cứ hoàn cảnh nào, việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm luôn có tính thời sự và thiết thực để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và an ninh, an toàn xã hội, nhằm hạn chế tác động xấu làm trầm trọng thêm thảm hoạ hay ngăn chặn không để thảm hoạ xảy ra.

Tóm lại việc xây dựng kế hoạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các tình huống liên quan đến thảm hoạ phải đề ra được 2 trường hợp:Thứ nhất là: đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường hợp có thảm hoạ xảy ra.Thức hai là: ngăn chặn (phòng ngừa) thảm họa gây ra do không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

 

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top