7 vấn đề sức khỏe cơ bản của người cao tuổi

Ngày đăng: 09/11/2016 - Lượt xem: 14676

Theo Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đã bước vào giai đoạn lão hóa từ năm 2011 và là một trong những quốc gia lão hóa nhanh nhất trên thế giới.Theo Bộ Y tế, số người từ 60 tuổitrở lên ở nước ta cũng sẽ tăng 18,3% dân số cả nước vào năm 2030, gấp đôi con số năm 2015.Tuổi càng cao sức đề kháng càng suy yếu khiến người cao tuổi phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe.

Đề cập đến vấn đề này, PGS. TS. Nguyễn Văn Trí, Chủ tịch Hội Lão khoa Tp.HCM cho biết: “Do hằng định nội môi bị suy yếu, cơ thể người cao tuổi dễ bị nhiều tác nhân gây bệnh tấn công, làm nảy sinh những vấn đề cho hệ thống miễn dịch, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, xương khớp… Đặc biệt với những người có chế độ dinh dưỡng kém hoặc không hợp lý thì tiến trình bệnh phát triển càng nhanh hơn”.

Người cao tuổi cần được kiểm tra sức khỏe thường xuyên và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Hệ miễn dịch

Suy giảm hệ miễn dịch chính là nguyên nhân lớn nhất gây nên tình trạng dễ nhiễm trùng ở người cao tuổi, thường gặp nhất là nhiễm trùng phổi. Quá trình lão hóa diễn ra ngày càng nhanh dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng tế bào T - tế bào mất dần theo tuổi tác. Sự giảm sút sản sinh tế bào T có thể là do sự suy giảm chức năng của tuyến ức hoặc do tủy xương không tiếp tục sản sinh các tế bào gốc - tế bào sinh ra tế bào miễn dịch.

Hệ tim mạch

Do sự suy giảm chức năng của các bộ phận thuộc hệ tim mạch như: suy giảm khả năng đàn hồi của cơ tim, mạch máu; suy giảm chức năng gan, thận; rối loạn chuyển hóa; suy nhược cơ thể; stress; ô nhiễm;… dẫn tới sự phá hủy tế bào, thay đổi chức năng sinh lý của các cơ quan, từ đó làm tăng hay giảm nhịp tim, ảnh hưởng tới sự co giãn bình thường của cơ tim và các mạch máu.Những biến chứng mà người cao tuổi phải đối mặt là: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim, xơ vữa động mạch, bệnh van tim, loạn nhịp tim, đột quỵ…

Hệ hô hấp

Khi về già, hình dạng của lồng ngực biến đổi nhiều, khả năng hấp thụ oxy và máu động mạch của cơ thể giảm dẫn đến tình trạng thiếu oxy tổ chức. Đây chính là khởi nguồn khiến cho người già phải chịu đựng một loạt các bệnh viêm họng, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, tâm phế mạn tính, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…

Hệ tiêu hóa

Hệ miễn dịch suy giảm khiến cho các hệ khác trong cơ thể dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, làm rối loạn hệ tiêu hóa và một loạt các bệnh như: viêm loét miệng, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, táo bón hoặc đi lỏng. Các bệnh khác thường gặp bao gồm viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược thực quản hoặc viêm đại tràng mạn tính.

Hệ thần kinh

Lão hóa chính là căn nguyên gây nên sự hoạt động kém của hệ thần kinh kéo theo quá trình dẫn truyền xung động thần kinh cũng giảm, gây nên một loạt các chứng bệnh thần kinh ở người cao tuổi như: chức năng các giác quan suy giảm, rối loạn giấc ngủ, dễ cáu gắt, xúc động, nhạy cảm với sự thay đổi của xung quanh và của thời tiết… Nặng hơn là chứng trầm cảm, rối loạn về trí nhớ và khả năng nhận thức rất có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ, teo não dẫn đến tử vong.

Hệ cơ xương khớp

Khi về già, bộ máy vận động trở nên rệu rã, dễ bị tổn thương và khó chống cự lại được với các yếu tố gây hại của môi trường như chấn thương, tai nạn, bệnh tật.Kết quả là người cao tuổi thường gặp thoái hoá khớp, loãng xương, đau cột sống thắt lưng, gút, ung thư xương…

Vấn đề dinh dưỡng

Theo tuổi tác, chức năng của các cơ quan đều giảm dần, cường độ trao đổi chất cũng giảm dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể. Người già thường ăn uống khó khăn do giảm dịch vị, mất răng, yếu mệt… nên càng thiếu hụt chất dinh dưỡng. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe nói chung và là tiền đề gây ra nhiều bệnh tật ở người cao tuổi.

Làm thế nào để tăng sức đề kháng cho người cao tuổi?

Khi được hỏi về bí quyết chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, PGS. TS. Nguyễn Văn Trí, Chủ tịch Hội Lão khoa Tp.HCM chia sẻ: “Càng lớn tuổi, các bộ phận trong cơ thể càng suy yếu dần, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh có điều kiện xâm nhập và phát triển thành bệnh một cách dễ dàng. Do đó, cung cấp đúng, đầy dủ dưỡng chất giúp kéo dài “tuổi thọ” và độ “dẻo dai” của các bộ phận trong cơ thể là một trong những cách quan trọnghạn chế quá trình lão hóa diễn ra quá nhanh.”

Bên cạnh vấn đề dinh dưỡng, người cao tuổi rất cầnluyện tập thể dục thể thao đều đặn. Vận động thể dục như đi bộ 5 ngày một tuần, mỗi ngày 30 phút góp phần hạn chế quá trình lão hoá. Người cao tuổi rất cần tiếp tục duy trì những giao lưu với các hoạt động xã hội trong khả năng có thể của mình như các hội đoàn từ thiện, hội người cao tuổi…cũng là cách tốt để duy trì đời sống tinh thần, trí tuệ giúp tâm trạng vui vẻ, tinh thần lạc quan, sảng khoái để cơ thể gia tăng miễn dịch và đề kháng.

Những người từ 50 tuổi trở lên, những người có tình trạng mệt mỏi, ốm yếu, hoặc đang phục hồi sau quá trình bệnh, nên bổ sung 2 ly sữa có thành phần phù hợp mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng và bổ sung dưỡng chất đủ đầy. Sản phẩm hỗ trợ tốt cho các vấn đề cơ bản về sức khỏe của người cao tuổi như: tim mạch, hô hấp, tiêu hoá… và có hương vị thơm ngon, dễ uống.

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top