Tiếp theo Hội thảo khởi động một cơ chế đánh giá nguy cơ ASEAN về an toàn thực phẩm được tổ chức vào tháng 6/2013 tại Malaysia nhằm tiến tới thành lập một Trung tâm đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm của ASEAN (ARAC) tiến hành các hoạt động đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm tạo điều kiện cung cấp các căn cứ, thông tin khoa học và những dữ liệu cần thiết cho công tác quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm giữa các nước thành viên, Hội thảo về quy trình hoạt động trung tâm ARAC lần này với sự tham gia của các thành viên Nhóm chuyên gia ASEAN về an toàn thực phẩm đã tập trung vào các nội dung chính sau:
Thông qua các điều khoản tham chiếu của Trung tâm đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm của ASEAN gồm cơ sở thành lập ARAC, mục tiêu, nhiệm vụ và quy chế làm việc của ARAC.
Thảo luận các vấn đề cần được ưu tiên trong quá trình hoạt động của Trung tâm ARAC.
Lấy ý kiến đóng góp và thống nhất cho bốn Dự thảo về Quy trình hoạt động chuẩn (SOPs) của Ban thư ký ARAC, Ủy Ban khoa học, Ban khoa học và quy trình Biệt phái cán bộ từ các nước thành viên ASEAN tới ARAC làm việc. Những dự thảo này dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 4/2015, sau đó sẽ trình Lãnh đạo các quan chức cấp cao về y tế của các nước ASEAN (SOMHD) thông qua và ban hành trong tháng 6/1015.Tại Hội thảo này, Nhóm công tác về thực phẩm chế biến sẵn đã đề xuất đánh giá nguy cơ đối với phụ gia thực phẩm cyclamates là một dự án thí điểm tại Trung tâm ARAC.
Nhóm chuyên gia ASEAN – Cục An toàn thực phẩm
Bình luận