Hướng dẫn triển khai công tác tuyên truyền bảo đảm An toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Nhâm Dần và mùa Lễ hội Xuân 2022

Ngày đăng: 16/12/2021 - Lượt xem: 9777

Ban hành kèm theo Kế hoạch số 2078/KH-BC ĐTƯATTP ngày 15 tháng 12 năm 2021

  1. ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN TRUYỀN THÔNG:

  1. Người nội trợ, người trực tiếp chọn mua, chế biến thực phẩm cho gia đình

  2. Người tiêu dùng thực phẩm

  3. Người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm

  4. Chính quyền các cấp, các nhà quản lý

  1. NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG:

2.1.Tuyên truyền trước Tết :

Đối với Chính quyền các cấp, các nhà quản lý

Phổ biến kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Lễ hội mùa xuân 2022.

Tuyên truyền các văn bản pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, các văn bản liên quan đến công tác quản lý an toàn thực phẩm, đặc biệt chú ý một số văn bản như:

+ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2020 về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới.

+ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền. Chấn chỉnh hoạt động quảng cáo theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Luật số 67/2020/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022

- Nêu cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, người đứng đầu các đơn vị, cơ quan trong việc quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương, cơ sở.

- Đưa tin, tuyên truyền về các hoạt động thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm và công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn cả nước

 Đối với người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm:

Tuyên truyền, phổ biến các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

- Tuyên truyền sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định trong sản xuất, chế biến thực phẩm.

- Tuyên truyền đảm bảo các điều kiện bảo quản, kinh doanh giò, chả, bánh trưng, bánh tét, bánh, mứt cổ truyền để đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Tuyên truyền Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/2/2018 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; Nghị định số 155/2018/NĐ- CP ngày 12/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế. Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Tuyên truyền phổ biến các quy định về sản xuất, kinh doanh rượu theo Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu. Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương.

- Tuyên truyền phổ biến các mô hình sản xuất, kinh doanh, các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa phương...

- Hằng tuần công khai các cơ sở, cá nhân bị phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm trái pháp luật.

Đối với người tiêu dùng thực phẩm:

- Hướng dẫn cách chọn mua thực phẩm an toàn

- Cách chế biến thực phẩm an toàn

- Tuyên truyền không mua thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đảm bảo an toàn; Không mua sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng.

- Không nên mua, tích trữ quá nhiều thực phẩm trong ngày Tết để tránh sử dụng sản phẩm không tươi, mất dinh dưỡng, hoặc mốc hỏng.

- Kịp thời công khai tên, địa chỉ các cơ sở, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm; thông tin danh sách, địa chỉ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

2.2.Tuyên truyền trong Tết:

Đối với Chính quyền các cấp, các nhà quản lý

Đưa tin kịp thời về các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn cả nước.

Đối với người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm:

Tuyên truyền Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/2/2018; Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021; Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018.

Tuyên truyền phổ biến các quy định về sản xuất, kinh doanh rượu theo Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu. Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương.

Tuyên truyền phổ biến các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa phương...

Đối với người tiêu dùng thực phẩm:

Hướng dẫn cách chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn, các bảo quản giò, chả, canh măng, bánh trưng trong ngày tết;

Tuyên truyền không sử dụng sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng.

Không nên chế biến quá nhiều thực phẩm, thức ăn trong ngày Tết để tránh sử dụng sản phẩm không tươi, mất dinh dưỡng hoặc mốc hỏng.

Tuyên truyền phòng ngừa ngộ độc rượu trong dịp Tết: Không uống cồn công nghiệp vì có thể gây mù mắt và tử vong; Không lạm dụng rượu, bia trong ngày Tết; Không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân; Không uống rượu khi: không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, Không uống rượu khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị; Trẻ em dưới 18 tuổi không được uống rượu, bia.

Khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

Tuyên truyền phòng ngừa ngộ độc nấm: Tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại kể cả nấm mầu trắng...; Không ăn thử nấm, dứt khoát loại bỏ nấm khi còn nghi ngờ; Không hái nấm non chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ hết đặc điểm cấu tạo khó nhận dạng nấm độc; Không ăn nấm đã bị dập nát, hư hỏng.

2.3.Tuyên truyền sau Tết và mùa lễ hội:

Đối với Chính quyền các cấp, các nhà quản lý

Tiếp tục tuyên truyền các văn bản pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, các văn bản liên quan đến công tác quản lý an toàn thực phẩm.

Tuyên truyền vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương, tại khu lễ hội.

Tuyên truyền công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại tất cả các cấp từ tỉnh đến quận/huyện, xã/phường. Công khai tên, địa chỉ các cơ sở, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm; thông tin danh sách, địa chỉ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

Đối với người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm:

Tiếp tục tuyên truyền các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

Tuyên truyền các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Tiếp tục tuyên truyền phổ biến Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu. Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương.

Tuyên truyền phổ biến các mô hình sản xuất, kinh doanh, các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa phương...

Hằng tuần công khai các cơ sở, cá nhân bị phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm trái pháp luật.

Đối với người tiêu dùng:

Tiếp tục hướng dẫn cách chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn, …

Tiếp tục tuyên truyền không sử dụng sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng

Tiếp tục tuyên truyền phòng ngừa ngộ độc rượu trong mùa lễ hội.

Tuyên truyền phòng ngừa ngộ độc nấm: Tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại kể cả nấm mầu trắng...; Không ăn thử nấm, dứt khoát loại bỏ nấm khi còn nghi ngờ; Không hái nấm non chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ hết đặc điểm cấu tạo khó nhận dạng nấm độc; Không ăn nấm đã bị dập nát, hư hỏng.

 

Bình luận

Tin cùng mục

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top