Thịt bò nhiễm vi khuẩn E.coli sẽ như thế nào?

Ngày đăng: 03/10/2024 - Lượt xem: 79

Thịt bò xay là thực phẩm có thể chế biến thành nhiều món hấp dẫn. Mới đây, một khối lượng lớn thịt bò xay mới được phát hiện nhiễm vi khuẩn E.coli ở một số nước. Do lo ngại thịt bò nhiễm vi khuẩn E. coli có thể vẫn còn trong tủ lạnh của người tiêu dùng, FSIS khuyến cáo những khách hàng đã mua sản phẩm này không nên sử dụng.

 Một số đặc điểm nhận biết thịt nhiễm vi khuẩn

Tại Việt Nam, thịt bò xay sẵn đã trở nên khá phổ biến trong lựa chọn của người tiêu dùng bởi giá trị dinh dưỡng và nhiều tiện ích. Đặc biệt, thịt bò xay nhập khẩu có giá bán vừa túi tiền nên nhiều người rất ưa chuộng.

Các bà nội trợ thường mua thịt bò xay sẵn ở cửa hàng thực phẩm nhập khẩu vì rất tiện dụng trong chế biến món ăn cho các con như món bò viên hay làm mì spaghetti là món yêu thích của trẻ em.

Không thể nhìn bằng mắt thường để nhận biết hay khẳng định thịt bị nhiễm vi khuẩn E.coli mà cần phải làm xét nghiệm mới có thể nhận biết được.

Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể dựa vào một số đặc điểm sau để nhận biết thịt nhiễm vi khuẩn: Tất cả các loại thịt nói chung bị nhiễm vi khuẩn đều không được tươi, có màu khác lạ, có thể chảy nước. Thịt nhiễm khuẩn thường không giữ được mùi thơm của thịt tươi, khi nấu lên có mùi khác lạ.

Vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) sống trong ruột người và động vật, E.coli là vi khuẩn gây rối loạn đường tiêu hóa và ngộ độc cấp tính. Khi ăn thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn E.coli, người bệnh thường thấy xuất hiện các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như: nôn, đau bụng, tiêu chảy, sốt.

Nhiễm vi khuẩn E.coli khi nào phải nhập viện cấp cứu?

Người lớn có sức khỏe bình thường khi bị nhiễm vi khuẩn E. coli có thể tự hồi phục trong vòng khoảng một tuần. Tuy nhiên trẻ nhỏ và người cao tuổi, những người có hệ miễn dịch suy yếu, phụ nữ mang thai khi nhiễm khuẩn E. coli có thể nguy hiểm đến tính mạng do suy thận…

Nếu nhiễm uẩn E.coli ở mức độ nhẹ, thì khngười bệnh sẽ bị tiêu chảy nhưng không bị mất nước nhiều và có thể điều trị tại nhà, uống nước điện giải để bù nước. Lưu ý khi uống Oresol, cần pha đúng liều lượng, không để bệnh nhân uống chung cốc, không uống Oresol để quá 24h. Không lạm dụng thuốc cầm tiêu chảy. Thuốc cầm tiêu chảy về bản chất là để hạn chế số lần đi ngoài, đỡ mệt mỏi cho bệnh nhân nhưng chưa giải quyết được tận gốc căn nguyên gây bệnh.

Người tiêu dùng lưu ý khi gặp các dấu hiệu sau, người bệnh cần nhập viện để cấp cứu vì nếu chậm trễ có thể nguy hiểm tới tính mạng: 

Sốt kèm tiêu chảy không giảm, vẫn tiếp tục đau bụng sau khi đã đi ngoài, nôn nhiều, da xanh, tái, ít tiểu, môi khô do mất nước. 

Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ tiến hành truyền dịch để bù nước và sử dụng kháng sinh để diệt vi khuẩn. Các biện pháp tự điều trị tại nhà như: bù nước bằng cách uống Oresol hay uống thuốc cầm tiêu chảy sẽ không giải quyết được vấn đề.

 

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top