Làm sao phòng ngừa biến chứng đái tháo đường?

Ngày đăng: 05/07/2016 - Lượt xem: 5379

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hoá do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, đặc trưng của bệnh là tăng đường máu mạn tính cùng với rối loạn chuyển hoá chất đường, chất béo, chất đạm. Hệ quả của tăng đường máu mạn tính là tổn thương nhiều cơ quan như: mắt, thận, thần kinh, tim mạch…

Kiểm soát đường máu ở mức độ nào để phòng ngừa biến chứng?

Đường máu được coi là tốt khi thử lúc đói 3,9-6,4mmol/l; đường máu thử sau ăn 2 giờ 7-10mmol/l. Ngoài ra cần phải thử nồng độ HbA1c - cho phép ước lượng đường máu trung bình 2-3 tháng vừa qua. Nếu HbA1c < 6,5% được coi là đường máu ổn định tốt. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào từng bệnh nhân, không phải bệnh nhân nào cũng giống như bệnh nhân nào. Nhưng nhìn chung, việc kiểm soát tốt đường máu sẽ giúp làm giảm các biến chứng mạch máu nhỏ ở người đái tháo đường ở cả tuýp 1 và tuýp 2.

Cách phòng ngừa biến chứng Đái tháo đường

TS. BS nội tiết Laurie R. Roust, Bệnh viện Mayo tại Mỹ cho biết, không có cách chữa bệnh tiểu đường, nhưng có rất nhiều phương pháp có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu nhằm duy trì cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng và phòng ngừa các biến chứng. (*)

Tập thể dục: không chỉ giúp giảm cân mà còn có tác dụng giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn trong việc chuyển đổi glucose thành năng lượng cho các tế bào. Cơ xương chắc khỏe sẽ giúp lượng đường trong máu được sử dụng hiệu quả. Khi cơ bắp được rèn luyện, nó sẽ đẩy lượng đường ra khỏi máu và giúp quản lý lượng đường trong máu tốt hơn. Các bài tập aerobic hằng ngày hoặc thói quen đi bộ là những vận động đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cho những người bệnh.

Điều chỉnh tâm lý: Ở những người bị bệnh đái tháo đường, căng thẳng có thể làm thay đổi lượng đường trong  máu. Bởi, những người bị căng thẳng nghiêm trọng thường không chăm sóc tốt cho bản thân, dễ hình thành thói quen uống rượu, chế độ ăn không lành mạnh và bỏ qua tập thể dục. Từ đó, đường máu không được kiểm soát tốt. Để giảm bớt hoặc kiểm soát căng thẳng, theo các chuyên gia, tập thể dục, thiền định, đọc sách, nghe nhạc có thể giúp ích trong việc điều chỉnh tâm lý, quản lý căng thẳng, giúp kiểm soát tốt đường máu.

Chăm sóc mắt, răng, miệng, da, chân: Bệnh đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ nhất trong cơ thể, và thường gặp nhất là ở mắt, thận, thần kinh. Người bị tiểu đường có nguy cơ cao bị mù mắt, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp. Chỉ cần vết loét trên bàn chân không được điều trị, một thời gian sau có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng, buộc phải cắt cụt chân. Một nửa số bệnh nhân cắt cụt bàn chân sẽ tránh được nếu biết cách làm giảm thiểu nguy cơ viêm loét bàn chân bằng cách đôi khi rất đơn giản như chọn cho mình một đôi giày thích hợp.

Sử dụng các thảo dược: Hiện nay việc điều trị tiểu đường bằng thảo dược kết hợp với dùng thuốc theo đúng chỉ định đang được giới khoa học tin dùng bởi hiệu quả cao, dễ sử dụng và an toàn. Điều đáng nói, các nghiên cứu đã cho thấy, ở Việt Nam có rất nhiều dược liệu quý có tác dụng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường như khổ qua (mướp đắng), dây thìa canh, thương truật, hoài sơn, sinh địa, linh chi, tảo spirulina. Các thảo dược này giúp ổn định đưỡng huyết, giảm chỉ số HbA1c, giúp phòng ngừa các biến chứng tim mạch, thần kinh ngoại biên do bệnh đái tháo đường gây ra.

Dù bệnh đái tháo đường còn có nhiều vấn đề nan giải song người bệnh cũng như gia đình cần giữ vững tinh thần lạc quan vì y học đang có nhiều tiến bộ vượt bậc, chất lượng cuộc sống bệnh nhân chắc chắn sẽ ngày càng được cải thiện rõ rệt, giúp người bệnh sống vui sống khỏe với bệnh đái tháo đường.

 

Nguồn: (*) http://thanhnien.vn/suc-khoe/nhung-cach-ngan-chan-bien-chung-benh-tieu-duong-465841.html

Thu Thủy

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top