Hướng dẫn An toàn thực phẩm đối với thực phẩm sử dụng

Ngày đăng: 15/08/2022 - Lượt xem: 1072

Trong những năm gần đây, có rất nhiều mối quan ngại về rác thải thực phẩm và chi phí môi trường liên quan tại Hồng Kông. Để giúp việc sử dụng các nguồn thực phẩm có sẵn trong cộng đồng, giảm thiểu rác thải thực phẩm, ví dụ,.. thu thực phẩm từ các địa điểm thực phẩm bán buôn và phân phối lớn, sau đó cung cấp các bữa ăn cho người cần và giúp giảm thiểu rác thải thực phẩm.

An toàn thực phẩm phải được áp dụng đối với thực phẩm quyên góp từ thiện, về cả loại và nguồn gốc thực phẩm. Do vậy, Trung tâm An toàn thực phẩm (CFS) đã ban hành hướng dẫn này để giúp các tổ chức đảm bảo an toàn thực phẩm trong khi thực hiện các chương trình thực phẩm tái sử dụng.

Đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thực phẩm tái chế

Có nhiều loại tái chế thực phẩm khác nhau, có 2 loại chính quyết định hình thức chế biến. Hai loại chính đó là: loại thực phẩm từ thiện, ví dụ như thực phẩm dễ hỏng (đồ tươi từ các siêu thị và chợ truyền thống; các loại bánh từ các cửa hàng bánh; hoặc thực phẩm qua chế biến từ những cơ sở cung cấp thực phẩm, và một loại là những thực phẩm không dễ hỏng như (gạo, mỳ khô, thực phẩm đóng hộp, v.v..). Điều này sẽ dẫn đến các bước tiếp theo liên quan, chẳng hạn như phân phối, hâm nóng và/hoặc nấu kỹ.

 Bảo quản và lưu kho

Nguyên tắc Một đầu vào, Một đầu ra (First in, First Out-FIFO) không thể áp dụng đối với thực phẩm tái chế vì cùng một sản phẩm có thể có nhiều nguồn gốc khác nhau với những hạn sử dụng khác nhau. Thông tin về hạn sử dụng của sản phẩm là một trong những thông tin quan trọng trong biên bản lưu kho để có thể giúp ích cho việc vận chuyển kịp thời và tránh lãng phí.

Các nhà phân phối thực phẩm tái chế nên theo dõi các bước lưu kho không chỉ với mục đích bảo quản mà còn để truy xuất nguồn gốc. Việc phân phối thực phẩm cần phải  đăng ký tại hệ thống cảnh báo nhanh của CFS để nhận kịp thời các thông tin về sự cố thực phẩm.

Ngoài ra, thực phẩm tái sử dụng cần phải theo thực hành bảo quản tốt cũng nhưng một số quy định khác tại các cơ sở thương mại thực phẩm như: nguyên tắc bảo quản đồ khô; bảo quản đồ đông lạnh; chế biến, vận chuyển và tiếp nhận thực phẩm….

Sưu tầm và lược dịch một số thông tin từ bài đăng tại trang web của CFS- Food safety guidelines for food recovery - (www.cfs.gov.hk).

 

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top