Các bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng ngộ độc sau 6 giờ ăn quả rừng độc (ăn vào khoảng 16 giờ và đến khoảng 22 giờ cùng ngày thì bị ngộ độc) với các biểu hiện cấp tính: đau đầu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, men gan tăng, rối loạn điện giải do mất nước… Hiện tại số bệnh nhân bị ngộ độc đang được điều trị, chăm sóc tích cực tại bệnh viện trong tình trạng sức khỏe đang dần hồi phục tốt.
Trước thông tin trên, Cục An toàn thực phẩm đã yêu cầu Sở Y tế tỉnh Cao Bằng chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức cấp cứu, điều trị tích cực cho các bệnh nhân, đối với các bệnh nhân có biểu hiện nặng cần chuyển lên tuyến trên để điều trị kịp thời, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức an toàn thực phẩm và biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên cho cộng đồng, đặc biệt khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng hoa quả, thực vật lạ, nghi ngờ độc hại để ăn uống.
Bên cạnh đó, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh đã điều tra, thu thập mẫu quả gây ngộ độc và phối hợp với Cục An toàn thực phẩm, Trung tâm phòng chống độc – Học viện Quân Y để xác định nguyên nhân gây ngộ độc. Kết quả bước đầu định loài mẫu cây, quả gây ngộ độc tại tỉnh Cao Bằng là cây Hồng trâu (Capparis versicolor Griff.), họ Màn màn (Capparaceae). Loài cây này có quả và hạt độc tuy nhiên chưa có các nghiên cứu chi tiết về độc tính của chúng. Hiện nay Trung tâm phòng chống độc – Học viện Quân Y đang phối hợp nghiên cứu, thử nghiệm độc tính trên cùi của quả và nhân hạt cây Hồng trâu trên chuột, thỏ.
Cục An toàn thực phẩm tiếp tục cập nhật thông tin cảnh báo đến cộng đồng
VFA
Bình luận