Tiếp theo đó sáng ngày 24/10/2018, Đoàn công tác của Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Phạm Đăng Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh tiếp và làm việc với đoàn.
Thời gian qua, công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn Thanh Hóa đã được các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị, địa phương đẩy mạnh thực hiện Luật an toàn thực phẩm ... Đã tạo chuyển biến rõ nét, sự đồng thuận và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm. Nhận thức, kiến thức, trách nhiệm về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm của cán bộ, đảng viên, người quản lý, người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng được nâng lên. Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được hoàn thiện; trách nhiệm của các cấp, các ngành được phân định rõ ràng; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về ATTP các cấp được thành lập và kiện toàn.
Các mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được hình thành, nhân rộng, tăng về số chuỗi, số sản phẩm được kiểm soát theo chuỗi và số cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn. Các phong trào, mô hình, điển hình tốt về an toàn thực phẩm được phát huy, đẩy mạnh; đồng thời xuất hiện các mô hình mới có cách làm sáng tạo, được đông đảo đoàn viên, hội viên hưởng ứng tham gia. Hiện trên địa bàn tỉnh, các cấp các ngành, các địa phương đã chỉ đạo, hỗ trợ xây dựng gần 500 chuỗi cung ứng, 135 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn. Mục tiêu của Thanh Hóa là đến hết năm 2019, các xã nông thôn mới đồng thời đạt các tiêu chí xã phường, thị trấn an toàn thực phẩm… Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, liên ngành và xử lý vi phạm về ATTP đã phát huy hiệu quả. Nguồn lực cho công tác đảm bảo an toàn thực phẩm được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.
Ghi nhận sự vào cuộc tích cực của Thanh Hóa trong việc triển khai thực hiện các nội dung chỉ đạo của Trung ương, ban hành Nghị quyết, văn bản và có nhiều cách làm sáng tạo như: Xây dựng các mô hình sản xuất an toàn thực phẩm; tiêu chí đánh giá xã, phường, thị trấn an toàn thực phẩm, Chợ an toàn thực phẩm, mô hình bếp ăn tập thể bảo đảm an toàn thực phẩm; mô hình chuỗi thực phẩm; tổ giám sát cộng đồng tại các thôn… Đoàn công tác của Trung ương Hội LHPN Việt Nam cũng chỉ ra những hạn chế trong công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh, như: nhiều sản phẩm tại chợ chưa truy suất được nguồn gốc, xuất xứ; chưa khai thác được tiềm năng của các cơ sở giết mổ tập trung; đầu ra cho sản phẩm nông sản an toàn còn khó khăn nên khó nhân rộng mô hình... Đoàn công tác đề nghị tỉnh Thanh Hóa tăng cường sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể, đẩy mạnh tuyên truyền, giám sát, nâng cao hiểu biết về an toàn thực phẩm cho người dân; nhân rộng mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, đẩy mạnh phát triển sản xuất tập trung và có biện pháp quản lý sản xuất nhỏ lẻ phù hợp, để kiểm soát an toàn thực phẩm.
Đồng chí Phạm Đăng Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tiếp thu những ý kiến đóng góp của đoàn, đồng thời, khẳng định các cấp ủy đảng, chính quyền sẽ tiếp tục chỉ đạo để khắc phục những hạn chế, thực hiện có hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn, tạo điều kiện thúc kinh tế xã hội phát triển bền vững. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiến nghị Chính phủ sửa đổi một số nội dung, quy định về thời gian thanh tra, kiểm tra định kỳ các cơ sở, doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh nông sản, thực phẩm, đảm bảo việc quản lý kiểm soát sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm chặt chẽ hơn./.
Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa
Bình luận