NAM ĐỊNH: TỔNG KẾT MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT AN TOÀN THỰC PHẨM BỮA CỖ TẬP TRUNG ĐÔNG NGƯỜI TẠI HUYỆN MỸ LỘC

Ngày đăng: 31/12/2019 - Lượt xem: 9729

Ngày 26/12/2019, Chi cục An toàn VSTP tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động kiểm soát ATTP bữa cỗ tập trung đông người tại huyện Mỹ Lộc. Mô hình được triển khai từ tháng 8/2018 tại 3 xã Mỹ Hưng, Mỹ Thuận, Mỹ Thịnh huyện Mỹ Lộc và năm 2019 nhân rộng thêm 2 xã Mỹ Trung, Mỹ Phúc. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Khương Thành Vinh - Phó giám đốc sở Y tế Nam Định.

Kết quả thực hiện trong 18 tháng thực hiện cho thấy sự vào cuộc mạnh mẽ của  các cấp chính quyền từ huyện tới xã, các đơn vị đã huy động và tăng cường phối hợp trong công tác ATTP giữa y tế và các ban, ngành, đoàn thể, y tế thôn, trưởng thôn…, phát huy vai trò của Uỷ ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện mô hình kiểm soát ATTP tại bữa cỗ tập trung đông người. UBND Huyện Mỹ Lộc và 5 xã triển khai đã kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP  đưa đồng chí công chức VHXH vào làm nhiệm vụ thường trực giúp ban. Tuyến xã tổ chức giao ban mỗi tháng 1 lần, huyện giao ban mỗi quý 1 lần. Các đơn vị thành lập tổ giám sát tư vấn ATTP, thành phần gồm công chức VHXH, cán bộ  trạm y tế, y tế thôn, trưởng thôn, đại diện phụ nữ, cộng tác viên ATTP… để rà soát, phát hiện, thu nhận thông tin các hộ gia đình có tổ chức bữa cỗ tập trung đông người; vận động ký cam kết đảm bảo ATTP; tổ chức tư vấn giám sát các điều kiện ATTP tại nơi nấu cỗ, ghi chép nguồn gốc thực phẩm, lưu mẫu thức ăn.

Kể từ khi hoạt động, mô hình đã triển khai tư vấn, giám sát cho 249 bữa cỗ tập trung đông người trên địa bàn với 64.650 lượt ăn an toàn không xảy ra ngộ độc thực phẩm. Trong quá trình thực hiện, tổ tư vấn giám sát của tỉnh, huyện đã phối hợp chặt chẽ với tổ tư vấn, giám sát các xã, đến tận các gia đình có tổ chức bữa cỗ đông người tư vấn giúp người dân hiểu được tầm quan trọng của công tác đảm bảo ATTP và thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ gây mất ATTP như sử dụng thực phẩm và phụ gia có nguồn gốc rõ ràng, lựa chọn thực đơn với các món ăn an toàn ít nguy cơ gây ngộ độc, ghi chép nguồn gốc thực phẩm và quá trình chế biến. Sử dụng nước sạch để chế biến và rửa dụng cụ. Sử dụng phương tiện chứa đựng rác, đậy kín và được chuyển đi trong ngày; trang bị đủ trang thiết bị, dụng cụ để chế biến, chia gắp, đựng thức ăn. Có găng tay sạch sử dụng một lần khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn chín, thức ăn chín phải được bảo quản sau khi chia; thức ăn sau chế biến được để trên bàn, giá kệ. Các bữa cỗ được tổ tư vấn sử dụng test nhanh để kiểm tra tại chỗ mẫu thực phẩm như giò, chả, rau, củ, quả xem có hàn the, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau củ quả hay không, …. Trong thời gian thực hiện mô hình không xảy ra NĐTP và bệnh truyền qua thực phẩm.

Các tham luận tại hội nghị của lãnh đạo các xã và huyện cho thấy: từ khi thực hiện mô hình đến nay, nhận thức của người dân các xã thay đổi rõ rệt, thực hiện đảm bảo ATTP đã đi vào nếp sống của người dân. Ban đầu mọi người đều ngại ngần kể cả các cấp lãnh đạo, nhưng rồi mưa dần thấm áo hiện nay các cấp đều hồ hởi đón nhận. Khi có tổ chức bữa cỗ đông người, các gia đình tự giác thông báo đến tổ tư vấn, giám sát. Nhận được thông tin, tổ tư vấn đến gia đình trước 1 tuần để tư vấn, hướng dẫn việc đảm bảo ATTP và giao cho y tế cơ sở hướng dẫn các gia đình ký cam kết đảm bảo ATTP. Các đại biểu cũng có ý kiến tham luận đưa ra các giải pháp để việc tiếp cận với người dân đạt kết quả tốt nhất tránh tâm lý sợ phiền hà của người dân, để người dân hợp tác khi tổ tư vấn, giám sát đến làm việc đó là: đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức (phát trên loa truyền thanh, tuyên truyền trong các buổi hội họp, học tập cộng đồng, làng xã,…).

Giải đáp các thắc mắc, lãnh đạo Chi cục ATVSTP đánh giá cao hoạt động cấp cơ sở được sự ủng hộ của lãnh đạo địa phương và cộng đồng dân cư đồng thời sẽ đáp ứng cử cán bộ cùng trang thiết bị dụng cụ hỗ trợ địa phương kiểm soát mối nguy thực phẩm khi có yêu cầu.

Kết luận hội nghị, đồng chí Phó giám đốc sở Y tế đề nghị UBND huyện Mỹ Lộc tiếp tục chỉ đạo các xã duy trì hoạt động, chủ động thực hiện mô hình trong năm 2020 và nhũng năm tiếp theo. Chính quyền địa phương phải là người chủ trì trong việc triển khai các hoạt động đảm bảo ATTP tại địa bàn quản lý. Chi cục ATVSTP sau khi tổng kết nếu hành công, mô hình sẽ được nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần phòng chống NĐTP và bệnh truyền qua thực phẩm, nâng cao sức khỏe nhân dân./.

 

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top