Thực phẩm nên và không nên cho người bệnh gút

Ngày đăng: 19/03/2016 - Lượt xem: 8844

Nếu bạn được chẩn đoán bị gút, hãy tuân theo những lời khuyên về chế độ ăn uống dưới đây của các bác sĩ dinh dưỡng.

Gút là một bệnh dạng thấp gây đau do lượng a-xít uric cao trong máu. Trong khi sự mất cân bằng trong bài tiết ở thận có thể gây bệnh gút, thì một số loại thực phẩm chứa nhiều purin cũng là tác nhân gây bệnh. Nếu bạn được chẩn đoán bị gút, hãy tuân theo những lời khuyên về chế độ ăn uống dưới đây của các bác sĩ dinh dưỡng:

Tránh hoàn toàn đồ uống có cồn

Bạn cần tránh hoàn toàn đồ uống có cồn như rượu khi bị gút. Rượu khiến thận bài tiết cồn thay vì a-xít uric, làm tăng hàm lượng a-xít uric trong máu dẫn tới cơn gút. Bia chứa nhiều purin và do vậy có mối liên quan mạnh mẽ với gút. Hàm lượng cồn và men bia trong bia cũng có thể là tác nhân gây gút.

Hạn chế dùng nước ngọt và nước ép đóng hộp

Bạn cũng cần hạn chế uống nước ngọt và nước ép trái cây đóng sẵn vì chúng được làm ngọt bằng  siro bắp với hàm lượng fructose cao. Một nghiên cứu công bố trên tờ Journal of American Medical Association chỉ ra rằng siro bắp dẫn tới tăng nguy cơ gút.

Người bệnh gút nên và không nên ăn gì - ảnh 1

Bệnh nhân gút nên hạn chế dùng nước ngọt (Ảnh minh họa: Internet)

Không ăn protein động vật

Protein động vật chứa nhiều purin, tiền thân của bệnh gút. Nó cũng có thể khiến bạn bài tiết nhiều a-xít uric, tác nhân gây bệnh gút. Vì vậy, bạn cần hạn chế ăn thịt bò, thịt lợn và thịt cừu. Ăn nhiều hải sản cũng có liên quan tới nguy cơ bệnh gút cao hơn. Ngoài ra, ăn quá nhiều protein từ động vật cũng có thể dẫn tới ung thư.

Ăn nhiều protein thực vật hơn

Các protein thực vật như các loại đậu có thể rất tốt cho bạn nếu bạn đang bị gút. Chúng chứa ít purin và việc biến chúng trở thành thành phần chính trong chế độ ăn sẽ giúp tránh các purin trong protein động vật. Hạt hướng dương và hạt lanh là 2 nguồn protein thực vật chứa ít purin nhất.

Lựa chọn sữa ít béo

Quá nhiều chất béo no trong chế độ ăn có thể làm giảm khả năng loại bỏ a-xít uric. Vì vậy bạn cần cắt giảm chất béo bão hòa như các sản phẩm sữa nhiều chất béo. Hãy lựa chọn các sản phẩm sữa ít béo như sữa tách kem, sữa chua ít béo vì chúng có liên quan với giảm lượng a-xít uric.

Ăn nhiều quả anh đào

Ăn nhiều quả anh đào có thể ức chế enzym gây viêm, cũng như giảm lượng a-xít uric trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y, ĐH boston đã thực hiện một nghiên cứu và phát hiện ra rằng ăn ít nhất là 10 quả anh đào mỗi ngày giúp bảo vệ chống lại cơn gút tái phát.

Theo BS Cẩm Tú/Suckhoedoisong.vn

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top