Chú ý khi ăn mít đối với một số người

Ngày đăng: 22/07/2024 - Lượt xem: 1267

Mít có nhiều loại như mít mật, mít dai. Miền Nam còn có mít tố nữ. Đây là loại trái cây được trồng phổ biến khắp mọi miền ở nước ta.

Theo y học cổ truyền, toàn bộ các bộ phận của cây mít đều có tác dụng chữa bệnh.

Loại cây phổ biến với người dân Việt. Thành phần hóa học và dinh dưỡng của mít tốt cho sức khỏe người dùng. Thành phần múi mít có nước 72,3%; protein 1,7%; glucid 23,7%; lipid 0,3%. 100g múi mít có canxi 27g; phốt pho 38mg; sắt 0,6mg; natri 2mg; kali 407mg, các vitamin và cung cấp cho cơ thể 94 calo. Theo quan điểm Đông y, mít vị ngọt, mùi thơm, hơi chua, tác dụng kiện tỳ, ích khí, làm đẹp mặt mày, khỏi phiền khát.

Người ta sử dụng mít chín để giải rượu. Ngoài quả mít, các bộ phận khác của cây mít như gỗ, nhựa, lá đều có tác dụng làm bài thuốc chữa bệnh. Lá mít được dùng làm nước uống để lợi sữa cho sản phụ sau sinh và lành các vết thương hở.

Mít ngon bổ tốt cho sức khỏe nhưng không phải người nào cũng ăn được mít

Những ai không nên ăn mít?

Mít tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được loại quả này.

- Người mắc bệnh đái tháo đường: ăn mít có thể làm tăng lượng đường trong máu do chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza. Do đó, người bệnh đái tháo đường không nên ăn nhiều. Khi ăn cần được theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu và điều chỉnh liều lượng thuốc trị bệnh nếu cần thiết.

- Người bị dị ứng phấn hoa: Những trường hợp này nên tránh ăn mít do có thể phản ứng vẫn bị dị ứng với mít.

- Người có cơ địa nóng trong: mít chứa nhiều đường làm tăng chuyển hóa trong cơ thể, có thể gây tình trạng nóng trong, khó chịu. Với người vốn có sẵn cơ địa nóng trong, ăn mít có thể gây mẩn ngứa, mụn nhọt...

Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa loại quả này nhé.

Liều lượng thích hợp của mít để điều trị phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi tác, sức khỏe và một số điều kiện khác. Tại thời điểm này, không có đủ thông tin khoa học để xác định một phạm vi liều lượng thích hợp cho mít. Hãy nhớ rằng thức ăn từ tự nhiên không phải luôn an toàn và liều lượng có thể rất quan trọng. Đảm bảo làm theo các hướng dẫn có liên quan trên nhãn sản phẩm và tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ cũng như chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi sử dụng.

Tóm lại, ăn mít bị dị ứng là cực kỳ hiếm. Sau khi ăn mít nếu thấy có các triệu chứng bất thường thì cần đến cơ sở y tế để tìm nguyên nhân chính xác.

 

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top